Khuyến cáo ngư dân không tự phát khai thác banh lông một cách ồ ạt

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa tiến hành kiểm tra 14 cơ sở thu mua banh lông trên địa bàn hai huyện Giồng Riềng và Phú Quốc, trong đó Phú Quốc có 13 cơ sở. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, bước đầu cơ quan chức năng khuyến cáo ngư dân không nên tự phát chuyển đổi ngành nghề sang khai thác banh lông. Vì đây là loài chưa xác định, chưa có trong danh mục cho phép, hiệu quả kinh tế chưa ổn định, tác động môi trường chưa được đánh giá đầy đủ.

thu mua banh lông
Vựa thu mua banh lông P.C tại cảng An Thới, huyện Phú Quốc (ảnh – H.Anh).

Hiệu quả kinh tế không ổn định

Theo báo cáo của Thanh tra Sở NN&PTNT, từ cuối năm 2013 ngư dân tỉnh Cà Mau và huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã bắt đầu manh nha hoạt động khai thác banh lông bán cho thương lái Trung Quốc (thu gom thông qua các vựa thủy sản do người Việt làm chủ). Lúc này, giá mua banh lông có thời điểm vọt lên 700.000 đ/kg. Mức giá này ngay lập tức tạo cơn sốt khiến hàng loạt ngư dân đầu tư dàn cào, chuyển đổi từ đánh cá sang khai thác banh lông.

Kết quả trưng cầu giám định từ Viện Hải dương học Nha Trang cho biết con banh lông là tên gọi của ngư dân Kiên Giang và Cà Mau do hình thù bên ngoài của nó giống như trái banh lông, da nhám, có độ nhớt. Bước đầu đã xác định banh lông là một loài thuộc bộ tua miệng phân nhánh (Dendrochirotida), lớp hải sâm (Holothuroidea), ngành động vật da gai (Echinodermata).

gia công banh lông
Gia công dàn cào banh lông bằng sắt (ảnh – H.Anh).

Banh lông sinh sống vùi sâu dưới đáy biển dạng bùn hoặc bùn pha cát từ 20-30cm. Do đó để khai thác banh lông ngư dân phải đầu tư dàn cào trị giá hàng chục triệu đồng. Mỗi dàn cào là một lồng sắt dài 3-5m (tuỳ công suất tàu), miệng cào khoan cắm hàng loạt gai sắt dài trung bình 20cm. Khi thả xuống biển các gai sắt này sẽ xới tung đáy biển để lùa banh lông vào lồng.

Thanh tra Sở NN&PTNT kết luận hoạt động cào bắt banh lông không khai thác thêm bất kỳ loài nào khác, hơn nữa còn gây hại cho môi trường biển vì làm xáo trộn tầng bùn đáy biển, ảnh hưởng tới môi trường sinh sống của nhiều loài thuỷ sản khác.

Do chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc, nên tại nhiều địa phương đều xảy ra một kịch bản là giá banh lông ban đầu rất cao, sau đó giảm dần cho tới khi thương lái bỏ đi “nhảy cóc” sang vùng khác. Chủ một vựa thu mua banh lông tại cảng An Thới (Phú Quốc) cho biết mình đã lường trước chuyện thương lái Trung Quốc mua một lúc rồi ngưng, nên không trữ hàng, mà mua ngày nào bán hết trong ngày đó hưởng chênh lệch.

Tiếp xúc trực tiếp với hai thương lái thu gom banh lông tại thị trấn An Thới, thì cả hai người này chỉ biết gom để bán lại, còn bán đi đâu, ai là người mua cuối cùng và mua để làm gì cũng không rõ. “Tôi chỉ nghe họ mua để ăn, làm thuốc, mà chủ yếu là xuất đi Trung Quốc” – chủ vựa thuỷ sản P.C tại An Thới cho hay.

Cần khảo sát, đánh giá đầy đủ để định hình nghề mới

Trước những diễn biến khá bất thường, gây nhiều xáo trộn do hoạt động khai thác banh lông trong hơn hai tháng vừa qua, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo phối hợp với các viện, trường để tiến hành khảo sát, đánh giá toàn bộ về loài thuỷ sản này.

Trước hết cần xác định cụ thể banh lông thuộc loài nào, có giá trị kinh tế thực sự hay chỉ là sốt “ảo” do thương lái Trung Quốc tạo ra. Sau đó đánh giá tác động môi trường của hoạt động khai thác banh lông. Tiếp theo nữa là kiến nghị bổ sung loài vào danh mục thuỷ sản cho phép hoặc cấm khai thác.

Đến thời điểm này, ước tính sơ bộ cho thấy toàn tỉnh có khoảng 600 tàu đánh cá truyền thống chuyển sang cào banh lông. Vùng biển có nhiều banh lông trải rộng từ Hòn Đất, Kiên Lương tới Phú Quốc, chủ yếu là các lòng chảo bùn ngoài khơi xa, mực nước sâu.

banh lông hạ nhiệt
Banh lông hạ nhiệt, ngư dân lại vá lưới để trở về nghề đánh cá truyền thống, lời ít nhưng bền vững (ảnh – H.Anh).

Ghi nhận mấy ngày gần đây cho thấy giá banh lông bắt đầu giảm mạnh. Hiện đã rớt giá chỉ còn dao động quanh mức 100.000 đ/kg. Một ngư dân tại An Thới cho hay với giá này thì đánh bắt banh lông chỉ từ huề tới lỗ vốn, do đó nhiều ngư dân đã tính chuyện quay lại nghề đánh cá như trước.

Còn theo Thanh tra Sở NN&PTNT thì tất cả tàu cào banh lông đều chưa được kiểm tra an toàn kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cũng như cấp giấy phép khai thác thuỷ sản. Do đó, nguy cơ xảy ra mất an toàn cho tàu cá và tai nạn lao động trên tàu là rất cao.

Trước mắt, Sở NN&PTNT đã có báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành có liên quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động ngư dân không tự phát chuyển sang cào banh lông ồ ạt. Mặt khác, do tất cả các tàu cào banh lông đều chưa được cấp phép nên có thể đề xuất biện pháp xử phạt vi phạm hành chính từ 500 ngàn tới 10 triệu đồng tùy theo công suất tàu./.

Kiên Giang, 11/06/2014
Đăng ngày 12/06/2014
Hoài Anh
Đánh bắt

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:28 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:28 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:28 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 20:28 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:28 19/04/2024