Kịch bản nào cho thủy sản?

Covid-19 lan nhanh trên toàn cầu đang gây thêm khó khăn cho ngành thủy sản. Ngoài việc cầm cự chờ cơ hội thị trường, các doanh nghiệp đang tìm hướng đi mới cho sản phẩm.

Chế biến tôm
Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, các thị trường quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc, đều đã xuất hiện dịch bệnh, qua đó ảnh hưởng ít nhiều tới xuất khẩu thủy sản vào những thị trường này cũng như xuất khẩu thủy sản nói chung.

Mặt khác, nếu như trong thời gian đầu của dịch bệnh, khi các ca nhiễm bệnh chủ yếu xuất hiện ở Trung Quốc, các doanh nghiệp có thể tính toán tới việc chuyển hướng sang các thị trường chủ lực khác. Nhưng đến thời điểm này, khi châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều đã xuất hiện và đang căng mình đối phó với dịch bệnh, thì việc chuyển hướng thị trường hiện đã không còn ý nghĩa.

Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 223,6 nghìn tấn, trị giá 911,6 triệu USD, giảm 15% về lượng và 18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Việc suy giảm tới 15% về lượng, có tác động không nhỏ từ Covid-19.

Chính vì vậy, ông Hòe cho rằng, việc đưa ra những phương án, kịch bản như thế nào vào lúc này để ngành thủy sản thích ứng kịp thời với tình hình dịch bệnh, là điều rất khó, hay có thể nói là gần như không thể, bởi dịch bệnh vẫn đang diễn biến quá nhanh và rất khó lường trên phạm vi toàn cầu.

Với tình thế hiện nay, nhìn chung các doanh nghiệp thủy sản đang phải theo dõi, cân nhắc, bố trí nguồn lực tài chính, nhân sự… để cầm cự và chuẩn bị sẵn sàng để đẩy mạnh xuất khẩu khi thị trường chủ lực nào đó có dấu hiệu dịch bệnh đang dần lắng dịu, nhu cầu nhập khẩu tăng trở lại.

Tuy nhiên, khi thị trường nào đó phục hồi khi dịch bệnh lắng xuống, thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải tính tới sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm cùng loại từ các thị trường khác. Vì khi Việt Nam bị giảm xuất khẩu thủy sản do Covid-19, các nước xuất khẩu khác cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự và cũng sẽ chờ đợi cơ hội thị trường giống như các doanh nghiệp Việt Nam.

Đến thời điểm này, sản phẩm quan trọng nhất của thủy sản Việt Nam là tôm, chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi Covid-19. Vì thông thường trong những tháng đầu năm, sản lượng tôm của Việt Nam còn ít do chưa vào chính vụ. Hy vọng vài tháng nữa, khi sản lượng tôm tăng cao vì đã vào vụ chính, tình hình thị trường thủy sản nói chung, tôm nói riêng, đã sáng sủa hơn vì Covid-19 được khống chế ở các thị trường chủ lực.

Theo ông Trương Đình Hòe, tôm nằm trong phân khúc những mặt hàng thủy sản giá trị cao, nên chủ yếu xuất khẩu sang những thị trường có nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Do đó, khi những thị trường này đều đang có dịch bệnh, tôm sẽ khó chuyển hướng thị trường hơn so với cá tra.

Dù sao, sự phục hồi của những thị trường chủ lực vẫn là điều đang được chờ đợi nhất hiện nay.

Những thông tin về số ca nhiễm bệnh mới ở Trung Quốc đang giảm, đang mang lại ít nhiều hy vọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.

Bởi với tình hình này, nhiều khả năng chỉ khoảng 1-2 tháng nữa, việc xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc có cơ hội để hồi phục dần và đạt tới mức như trước khi có dịch.

Trên thực tế, đã bắt đầu có những tín hiệu tích cực hơn từ thị trường Trung Quốc. Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho thấy, trong tuần cuối tháng 2 vừa rồi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng tốc độ vẫn còn chậm.

Cũng trong tuần cuối tháng 2, giá tôm xuất khẩu của Ecuador đã tăng từ 6–10% do xuất khẩu sang Trung Quốc khôi phục trở lại và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điều này, cho thấy, hoạt động nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đã bắt đầu hồi phục.

Tuy nhiên, ngoài việc cầm cự và chờ đợi sự phục hồi từ các thị trường quan trọng, các doanh nghiệp thủy sản cũng cần quan tâm tới những thay đổi về xu hướng tiêu dùng do ảnh hưởng của Covid-19, nhất là tại những nước đang có thói quen sử dụng nhiều hàng tươi sống, để có những điều chỉnh hợp lý hơn về sản phẩm, nhất là chú trọng hơn vào chế biến nhằm bắt kịp nhu cầu mới về tiêu dùng thủy sản.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), dự báo xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản tại những thị trường chịu tác động của dịch Covid-19 sẽ có những thay đổi.

Cụ thể, nhập khẩu thủy sản đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà sẽ cao hơn thủy sản tươi sống, những sản phẩm thủy sản đóng hộp cũng sẽ được ưa chuộng.

Xu hướng tăng cường tích trữ lương thực, thực phẩm của người dân ở nhiều nước châu Âu, Mỹ… nhằm ứng phó với dịch bệnh, cũng đang thúc đẩy việc tăng nhu cầu trong ngắn hạn với các mặt hàng thủy sản đông lạnh, chế biến sâu, đồ hộp.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động thương mại qua các kênh thương mại điện tử, là vấn đề cần được tính tới, nhất là với thị trường Trung Quốc. Theo Haixin Foods (một công ty chế biến và phân phối thủy sản lớn ở Trung Quốc), nhu cầu mua hàng trực tuyến các sản phẩm viên cá và các suất ăn liền trong đợt dịch đang tăng mạnh

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 06/03/2020
Thanh Sơn
Kinh tế
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 14:10 26/05/2023

Tại sao Mỹ mất vị trí số 1 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam?

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần từ quý III/2023 sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và EU và hội chợ Vietfish vào tháng 8 tại TP.Hồ Chí Minh.

Thu hoạch tôm
• 11:54 19/04/2023

TP.HCM: Xuất khẩu cá cảnh thu hơn 4 triệu USD

4 tháng đầu năm 2023, TP.HCM xuất khẩu hơn 4,12 triệu con cá cảnh, thu về 4,28 triệu USD.

Cá cảnh
• 11:37 14/04/2023

5 địa phương Trung Quốc nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 địa phương tại Trung Quốc nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất bao gồm Quảng Đông, Sơn Đông, Thượng Hải, Thiên Tân và Trạm Giang.

Cá tra
• 14:28 29/03/2023

Giá cá lóc tại Trà Vinh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua

Rút kinh nghiệm trong nghề gần 10 năm qua, nông dân nuôi cá lóc trong năm 2022 và năm 2023 đều nuôi rải vụ, không thả cá giống nuôi tập trung cùng một thời gian nên tránh được cung vượt cầu, giá thấp.

Cá lóc
• 14:35 06/06/2023

Tăng sản lượng nuôi hàu và tôm thẻ chân trắng công nghệ cao

Theo Chi cục Thủy sản, 5 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 8.951 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ 2022, đạt 42,17% so với kế hoạch năm.

Nuôi hàu
• 11:40 05/06/2023

Tự đưa ra kết luận tôm có chất bảo quản, nhiều thương lái ép giá tôm của nông dân

Sáng 3/6, người nuôi tôm trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thông tin đến Báo Bạc Liêu về vụ việc bị thương lái ép giá vì cho rằng tôm có hàm lượng chất bảo quản vượt mức cho phép.

Tôm thẻ
• 13:21 04/06/2023

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 11:33 31/05/2023

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 10:14 07/06/2023

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.

Cá chiên
• 10:14 07/06/2023

Giá cá lóc tại Trà Vinh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua

Rút kinh nghiệm trong nghề gần 10 năm qua, nông dân nuôi cá lóc trong năm 2022 và năm 2023 đều nuôi rải vụ, không thả cá giống nuôi tập trung cùng một thời gian nên tránh được cung vượt cầu, giá thấp.

Cá lóc
• 10:14 07/06/2023

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 10:14 07/06/2023

Thúc đẩy giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa ngành nông nghiệp

Hà Nội, sáng 31/5/2023 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UNDP Việt Nam, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.

Phùng Đức Tiến
• 10:14 07/06/2023