Kích thích miễn dịch trên cá điêu hồng

Nghiên cứu cho thấy Fructo-oligosaccharides và vi khuẩn Bacillus có khả năng kích thích miễn dịch cá điêu hồng.

Cá điêu hồng
Nuôi cá điêu hồng lồng bè.

Cá điêu hồng (Oreochromis sp.) là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng và có nhiều tiềm năng phát triển trên cả nước do dễ nuôi, chất lượng thịt ngon. Hiện nay, cá diêu hồng được nuôi phổ biến trong bè với mật độ thả nuôi rất cao ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và An Giang. Tuy nhiên, cá điêu hồng được nuôi thâm canh với mật độ cao đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước, dẫn đến nhiều dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi. Trong số các bệnh phổ biến trên cá điêu hồng, bệnh phù mắt và xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus agalactiae là nguy hiểm nhất, gây thiệt hại cao cho nghề nuôi cá điêu hồng thâm canh.

Một trong những phương pháp phổ biến để kiểm soát mầm bệnh trong thủy sản là sử dụng hóa chất và thuốc trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, sử dụng hóa chất, kháng sinh không đúng qui định có thể tác động đến môi trường, hiện tượng kháng thuốc của các loài vi khuẩn trên cá hay tồn lưu dư lượng trong sản phẩm thủy sản làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng (Shah et al., 2012).

Do vậy, việc tìm ra giải pháp để nâng cao sức khỏe, phòng bệnh cho cá nuôi đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản là rất cần thiết. Chế phẩm vi sinh bao gồm các vi khuẩn có lợi đã từ lâu được áp dụng trong phòng ngừa hay điều trị hiệu quả một số bệnh trên vật nuôi trong thủy sản (Akhter et al., 2015). Nhóm vi khuẩn Bacillus được sử dụng phổ biến do chúng có nhiều đặc tính có lợi như khả năng chịu được pH thấp của dạ dày, tham gia kích thích đáp ứng miễn dịch và có thể tiết ra các chất kháng khuẩn (Nayak, 2010).

Bên cạnh đó, prebiotic là nguồn thức ăn bổ ích cho các vi sinh vật có lợi, thúc đẩy chúng sinh trưởng nhanh trong hệ tiêu hóa của vật chủ. Nhờ có prebiotic mà vi sinh hữu ích có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho vật chủ. Prebiotic chủ yếu là oligosaccharides. Các prebiotic được nghiên cứu nhiều nhất là Fructo-oligosaccharides (FOS) và Galacto-oligosaccharides (GOS). Đường FOS là hỗn hợp của các polysacarit ngắn mạch, được cấu tạo bởi một phân tử đường sacaroza gắn kết thêm từ 1 đến 3 gốc đường fructoza qua mối liên kết b -1,2 glucozit. Đường FOS có nhiều trong thiên nhiên, tồn tại trong các loại rau quả như chuối, mận, đào , quất, cây atiso, cà chua, hành, tỏi v.v...

Sự kết hợp bổ sung chế phẩm vi sinh và prebiotic sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cá nuôi như nâng cao tỉ lệ sống, tăng cường hệ vi sinh đường ruột giúp cá hấp thu tốt thức ăn, tăng trưởng nhanh hơn và tăng sức đề kháng, hạn chế bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh (Zhang et al., 2014). 

Nghiên cứu ứng dụng trên cá điêu hồng

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, bao gồm: 

-  Nghiệm thức 1: Nghiệm thức đối chứng

- Nghiệm thức 2: B. subtilis (107 CFU/g)

- Nghiệm thức 3: B. subtilis (107 CFU/g) và 0,2% FOS

- Nghiệm thức 4: B. subtilis (107 CFU/g) và 0,5% FOS. 

Tiến hành thu mẫu sau khi cá ăn thức ăn được bổ sung vi khuẩn B. subtilis và FOS 2 tuần, 4 tuần và sau cảm nhiễm 3 ngày với vi khuẩn Streptococcus agalactiae.

Kết quả

Kết quả huyết học cho thấy tổng tế bào hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào đơn nhân, bạch cầu trung tính, tế bào lympho và hoạt tính lysozyme tăng lên ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. subtilis và FOS.

Sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae, tỉ lệ chết tích lũy của cá ở các nghiệm thức bổ sung B. subtilis và FOS đều thấp hơn cá đối chứng. Trong đó, tỉ lệ chết ở nghiệm thức bổ sung B. subtilis và 0,5% FOS là thấp nhất (26,7%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.

Qua nghiên cứu thấy được Fructo- oligosaccharides và vi khuẩn Bacillus subtilis khi bổ sung vào thức ăn cá điêu hồng có khả năng kích thích miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp cá kháng lại mầm bệnh, giảm thiệt hại do vi khuẩn S. agalactiae gây ra.

Theo Tạp chí khoa học Đại học Cần thơ

Đăng ngày 15/11/2019
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Đường ruột tôm bị đứt quãng

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng mà còn là hệ thống bảo vệ quan trọng giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tôm thẻ
• 09:44 05/09/2024

Bệnh vẩy cá trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài nuôi trồng thủy sản quan trọng về mặt thương mại, có giá trị kinh tế đáng kể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loài này được nông dân ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi khác nhau.

Cá chẽm
• 10:25 30/08/2024

Giảm áp lực Vibrio trong nuôi tôm thông qua chế độ dinh dưỡng

Vibrio spp. là một trong những bệnh vi khuẩn nghiêm trọng nhất của tôm nuôi, với tỷ lệ chết do Vibrio gây ra lên đến 100%.

Vibrio
• 09:38 28/08/2024

Tối ưu hóa quá trình nuôi tôm bằng việc sử dụng IOT

Internet Of Things (IOT) - Xu hướng kết nối vạn vật đang có mặt hầu hết ở các lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, IOT bước đầu xuất hiện để tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Máy cho ăn Farmext
• 09:33 28/08/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 17:41 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 17:41 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 17:41 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 17:41 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 17:41 08/09/2024
Some text some message..