Kiểm ngư Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc

Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam được thành lập theo Nghị định 102/2012/NĐ-CP ngày 29/11/2012 của Chính phủ. Với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn là quản lý nhà nước về chuyên ngành Kiểm ngư; thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển; tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển theo quy định của pháp luật. Bảo vệ ngư trường, bảo vệ ngư dân khai thác thủy hải sản và các hoạt động kinh tế trên biển.

kiem ngu viet

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ là lực lượng mới được thành lập còn non trẻ; cơ chế, chính sách và mọi mặt đang từng bước hoàn thiện nhưng để hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng được niềm tin yêu và trách nhiệm, vinh quang mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó, Lãnh đạo Cục Kiểm ngư đã tập trung xây dựng nền tảng chính trị, tinh thần cho các cán bộ công chức và người lao động  nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời nhanh chóng ổn định và phát triển lực lượng. Chính vì vậy, sau một thời gian ngắn, ngày 15/4/2014, tại Thành phố Đà Nẵng, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, lực lượng Kiểm ngư chính thức công bố ra mắt với đồng bào trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài.

Sau lễ ra mắt được 15 ngày, ngày 01/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD 981 cùng nhiều tàu bảo vệ xuống hoạt động trái phép ở Nam và Đông Nam Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Với trách nhiệm của lực lượng Kiểm ngư đối với biển đảo Tổ quốc, ngay từ những ngày đầu, lực lượng Kiểm ngư đã làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt, tổ chức lực lượng ra thực địa cùng với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và ngư dân các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định với số lượng tàu tham gia lúc cao điểm là 31 tàu với 690 người. Sau 75 ngày đêm kiên trì bám trụ cùng ngư dân, không quản sóng gió và sự khắc nghiệt của thời tiết, với các biện pháp đấu tranh kiên quyết, kiên trì, khôn khéo, linh hoạt, tránh va chạm với tàu bảo vệ, tàu chấp pháp của Trung Quốc nhằm không bị mắc mưu tạo cớ của Trung Quốc. Với tinh thần đoàn kết, anh dũng, đấu tranh không khoan nhượng vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đến ngày 15/7/2014, Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan HD 981 và lực lượng bảo vệ rời khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trong quá trình đấu tranh cản phá, kiên quyết không cho Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, mặc dù các tàu hộ tống bảo vệ của Trung Quốc hung hăng có những hành động khiêu khích, hiếu chiến như đâm va, dùng vòi rồng áp lực cao công suất lớn phun vào tàu Kiểm ngư của ta làm vỡ kính, chập điện, chết máy hoặc bắn đạn tín hiệu, quay pháo, quay súng vào đội hình tàu Kiểm ngư của ta gây hoang mang, căng thẳng cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam để lợi dụng tạo cớ làm việc đã rồi (làm 58 lượt tàu ta bị hư hỏng và 16 thuyền viên bị thương). Đối với ngư dân ta họ sử dụng lực lượng áp đảo ngăn cản không cho ngư dân ta vào khai thác hải sản ở khu vực ngư trường truyền thống. Cụ thể ngày 26/5/2014, Trung Quốc sử dụng tàu 1102 đâm chìm tàu cá của ta mang biển số QNa 90152 TS của ngư dân Đà Nẵng làm 10 người trên tàu rơi xuống biển chìm nhưng khi lực lượng Kiểm ngư vào đưa tàu cá ngư dân đi cấp cứu, họ lại ngăn cản kiên quyết không cho tàu của ta vào. Hành động của họ vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng như điều ước quốc tế. Trước những hành động ngang ngược, cứng rắn trên, mặc dù là một lực lượng còn mới, kinh nghiệm đấu tranh chưa được tích lũy nhiều, còn mỏng về số lượng, song với tinh thần yêu nước, đoàn kết, quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Lực lượng Kiểm ngư đã kiên quyết, kiên trì, khôn khéo, sáng tạo chủ động trong các tình huống để giảm thiểu thiệt hại, thương vong cũng như không mắc mưu tạo cớ của lực lượng hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung quốc

Sau khi kết thúc nhiệm vụ, lực lượng Kiểm ngư lại trở về với nhiệm vụ và thực hiện Đề án xây dựng lực lượng Kiểm ngư đến năm 2020 và định hướng 2030, tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng và Chính phủ, Bộ NN và PTNT, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo các cấp, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành Kiểm ngư, nâng cao trình độ kỹ năng về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giải quyết sự cố trên biển. Đồng thời tổ chức lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật và luật thủy sản, bảo vệ ngư trường, ngư dân khai thác thủy hải sản và phát triển kinh tế biển. Từ năm 2014 đến nay, lực lượng Kiểm ngư đã phối hợp với các lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân và thanh tra chuyên ngành thủy sản các địa phương tổ chức nhiều đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ngư trường, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân yên tâm ra khơi bám biển cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cụ thể:

Đặc biệt năm 2015, Cục Kiểm ngư đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tổ chức một đợt hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm thủy sản từ vùng biển Vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, DK1, thềm lục địa với 10 tàu hoạt động 25 ngày, quan sát phát hiện 361 lượt tàu cá nước ngoài vi phạm và xua đuổi ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Năm 2016, Trước hiện tượng cá chết bất thường xảy ra tại các tỉnh ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, nhằm tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong cuối tháng 5/2016, Cục Kiểm ngư đã chủ động phối hợp với Chi cục Thủy sản tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Đồng thời tuyên truyền cho ngư dân đánh bắt trong vùng biển an toàn, đúng pháp luật.

Đi đôi với nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, lực lượng Kiểm ngư được giao  là cơ quan thường trực thực hiện Chỉ thị 689 TW (gọi tắt là Tổ công tác 689 TW). Cục đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương để bàn các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, cũng như tàu cá nước ngoài vi phạm trên vùng biển Việt Nam, cùng các nước trong khu vực thỏa thuận, giải quyết nhằm bảo đảm an toàn cho ngư dân, giữ vững được chủ quyền, tình hữu nghị của các nước trong khu vực. Là cơ quan thường trực phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai về thủy sản, Cục đã tham mưu cho Tổng cục Thủy sản, Bộ NN và PTNT, xây dựng kế hoạch, kiện toàn ban lãnh đạo, lực lượng; đặc biệt là tổ chức trực thông báo, cảnh báo thời tiết, bão lũ cho ngư dân biết để phòng tránh, bảo đảm an toàn qua hệ thống quan sát tàu cá (Movimar). Từ năm 2014 đến nay, hệ thống đã ghi nhận gần 3.000 lượt tin cho tàu cá và tiếp nhận cảnh báo 43.457 lượt tin cho tàu cá về tình hình khai thác hải sản và thông tin thời tiết cho ngư dân, qua đó đã giảm thiểu rủi ro cho ngư dân trong quá trình hoạt động khai thác hải sản.

Phối hợp với các bộ ngành, các trường nghiệp vụ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ cho Kiểm ngư và thuyền viên Kiểm ngư nhằm đảm bảo cho Kiểm ngư viên và thuyền viên Kiểm ngư khi hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển thực thi đúng pháp luật Việt Nam và Công ước Luật biển 1982, quy tắc tránh va Quốc tế 1972 nhằm tránh va chạm xung đột, ảnh hưởng đến an toàn an ninh trên biển, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán. Từ năm 2014 đến nay, Cục Kiểm ngư đã tổ chức 10 lớp tuyên truyền Chỉ thị số 689 và Công điện số 1329 của Thủ tướng Chính phủ về Luật biển Việt Nam, Công ước Luật biển 1982, với 1.150 lượt người tham gia, phát 10.000 sổ tay hỏi đáp pháp luật về Kiểm ngư và 10.000 tờ rơi tuyên truyền thực thi pháp luật về Kiểm ngư. Cục đã tổ chức 05 lớp tập huấn nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản cho Kiểm ngư viên và thuyền viên tàu Kiểm ngư, 01 lớp tập huấn cho các hạt nhân nòng cốt trên biển.

Trong hiện tại và tương lai gần, tình hình biển Đông sẽ tiếp tục diến biến phức tạp, khó lường. Vì Biển Đông có một vị trí rất quan trọng trong chiến lược biển.

Biển Đông là một biển lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 3,448.000 km2, chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản đa dạng, phong phúc có giá trị kinh tế cao. Đồng thời là cầu nối giữa hai đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nằm trên ngã tư của đường hàng hải và đường không quốc tế. Biển Đông gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Việt Nam nằm trên bờ phía Tây của Biển Đông có chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển hơn 1 triệu km2 ở trung tâm biển Đông. Bờ biển dài trên 3.260km, trải dài trên 13 vĩ độ. Diện tích biển Việt Nam chiếm 29% diện tích biển Đông, rộng gấp 3 lần lãnh thổ đất liền. Việt nam có chủ quyền trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biển Việt Nam rất phong phú với hàng nghìn loài cá các loại, trong đó có trên 110 loài có giá trị kinh tế cao. Nguồn lợi từ biển mang lại, đáp ứng cho khoảng 20% dân số Việt Nam. Trên 50% dân số nước ta sống ở các tỉnh ven biển. Đó là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển đa dạng ngành kinh tế biển (kinh tế biển khơi, ven biển, hải đảo). Biển Việt Nam là cửa ngõ giao lưu với thị trường khu vực và quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng cả về trước mắt cũng như lâu dài. Do vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định vùng biển ven biển có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. Hội nghị Trung ương 4 khóa X đã ra Nghị Quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Năm 2015 là một năm có nhiều biển động lớn ở biển Đông. Ngoài việc Trung Quốc tăng cường số lượng lớn tàu cá hoạt động bất hợp pháp sâu vào vùng biển nước ta. Ở Vịnh Bắc Bộ, cửa vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa tăng 30% so với năm 2014, nhưng vấn đề nóng bỏng hơn là sự bồi lắng các đảo nhân tạo ở Trường Sa (đảo chìm) mà họ chiếm đóng từ tháng 3/1988. Tính từ tháng 12/2013 đến tháng 6/2015, Trung Quốc đã cải tạo khoảng 11,7 km2 với quy mô lớn hơn nhiều so với các bên liên quan trong 40 năm qua. Họ xây dựng đường băng hạ cánh ở đảo Phú Lâm - Hoàng Sa của Việt Nam, đảo Chữ thập-Trường Sa của Việt Nam và họ đã cho máy bay quân sự ra hạ cánh ở chữ thập Trường Sa. Do vậy, tình hình biển Đông năm 2016 sẽ tiếp tục căng thằng vì sau khi hoàn thành việc tôn tạo, các đảo chìm ở Trường Sa sẽ trở thành căn cứ hậu cần, kỹ thật vững chắc ở Trường Sa. Họ sẽ tập trung lực lượng lớn tàu quân sự đi qua khu vực này và tàu cá xa bờ sẽ lấy các đảo này làm căn cứ tiếp tế hậu cần, kỹ thuật cũng như thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giảm thời gian đi và về căn cứ.

Xuất phát từ diễn biến tình hình nêu trên, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ Kiểm ngư Việt Nam với nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ Tổ quốc, cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Quán triệt tinh thần Nghị Quyết TW 4 khóa X về chiến lược biển, Nghị quyết TW 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình mới để thực sự là lực lượng tiền tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo thì Kiểm ngư Việt Nam phải thường xuyên xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm sẵn sàng vì biển đảo của Tổ Quốc.

2. Tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ bản lĩnh chính trị, kiên định với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ thực thi pháp luật, trình độ ngoại ngữ, tin học, có tầm nhìn và nhận thức đúng đắn về biển đảo Việt Nam, hiểu biết về luật pháp Việt Nam, quốc tế và các nước có liên quan để hướng dẫn giúp đỡ cho ngư dân Việt Nam làm kinh tế biển đúng pháp luật, lực lượng thường xuyên có mặt trên biển, bảo vệ và khẳng định chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Lực lượng Kiểm ngư cần hiểu sâu về Luật Biển Việt Nam, Công ước quốc tế về Luật biển 1982 để thực thi công vụ, bảo vệ quyền lợi, lợi ích quốc gia, dân tộc; góp phần tăng cường quốc phòng an ninh và bảo vệ Tổ quốc.

3. Tập trung đầu tư mua sắm trong bị tàu thuyền, công cụ hỗ trợ để lực lượng Kiểm ngư có đủ lực lượng, phương tiện đủ mạnh, để thường xuyên cùng bà con ngư dân ra khơi bám biển, hỗ trợ bảo vệ cho ngư dân yên tâm sản xuất, đánh bắt thủy hải sản, sự có mặt của lực lượng Kiểm ngư trên biển là sự thể hiện khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển, đảo.

4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, giao lưu mở rộng hợp tác quốc tế về thủy sản, tăng cường phát huy hiệu quả đường dây nóng cùng với Trung Quốc, Phillippin tiếp tục đàm phán mở rộng đường dây nóng với các nước còn lại trong khu vực để tăng cường hợp tác, hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau vì lợi ích của biển, quốc gia, dân tộc. Phối hợp với nhau để giải quyết những bất đồng cũng như bảo hộ công dân của nước khác khi xảy ra những vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ, ngư trường...Nhằm hướng tới hòa bình, thân thiện, hữu nghị cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

5. Để chủ động trước diễn biến tình hình, đề nghị nhà nước, các bộ ban ngành liên quan có giải pháp thích hợp để cùng với các bộ ban ngành có liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ sớm triển khai và đưa vào khai thác, sử dụng các trạm Kiểm ngư, kết hợp với Trung tâm Nghề cá lớn trên các vùng biển, đảo, quần đảo Trường Sa và các đảo quần đảo nêu trên của Tổ quốc, góp phần khẳng định quyền, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

6. Có giải pháp lâu dài để phát triển lực lượng Kiểm ngư ngang tầm với nhiệm vụ, đủ về số lượng, phương tiện, đồng bộ về cơ chế, chế độ chính sách. Vì lực lượng Kiểm ngư là lực lượng chấp pháp thường xuyên có mặt trên biển để bảo vệ ngư trường, bảo vệ ngư dân, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán. Đối với khu vực quần đảo Trường Sa, cần đầu tư xây dựng các trung tâm nghề cá lớn, tạo thuận lợi về dịch vụ nước ngọt, lương thực, thực phẩm để cho bà con ngư dân yên tâm bám biển dài ngày hơn. Đánh bắt hải sản có giá trị thương phẩm cao hơn, giúp ngư dân say mê làm giàu từ biển là góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Thưc hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, cùng với sự quan tâm về mọi mặt của Đảng, nhà nước và nhân dân cả nước, tin tưởng rằng lực lượng kiểm ngư sẽ hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Fistenet, 18/08/2016
Đăng ngày 19/08/2016
Trần Xuân Thành
Đánh bắt

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 23:08 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 23:08 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 23:08 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 23:08 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 23:08 27/01/2025
Some text some message..