Kiểm soát bệnh thối mang, thối vây trên cá mú

Nguyên nhân và phương pháp phòng trị bệnh thối mang, thối vây trên cá mú.

Cá mú.
Cá mú.

Một số loài Flexibacter spp. có sắc tố màu vàng có liên quan đến cá mú bị bệnh, bao gồm Flexibacter cohmmareF. maritimus, cũng như các vi khuẩn Flexibacter spp.  không xác định khác, được gọi là các vi khuẩn giống Cytophaga. Flexibacter spp. được ghi  là gây bệnh ở mang và thối vây ở cá mú.

Flexibacter spp. là những vi khuẩn gram âm, hình que dài, có cạnh song song và đầu tròn, thường rộng 0,5 pm và dài 1-3 pm. Các vi khuẩn nhóm này không có tiên mao do đó chúng di chuyển bằng cách lướt đi, và được gọi là “vi khuẩn trượt”. Một số Flexibacter spp. là mầm bệnh cho các vi khuẩn cơ hội được lan rộng.

Gây bệnh bệnh ở mang

Bệnh trên mang ở cá mú đã được ghi nhận ở loài Epinephelus malabaricusE. bleekeri, ở Indonesia. Các vi khuẩn Cytophaga sp., Flexibacter sp. và Flavobacterium sp. gây bệnh trên mang ở cá mú.

Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra bởi Cytophaga sp., Flexibacter sp. hoặc Flavobacterium sp.

Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Vi khuẩn thường tấn công cá ở giai đoạn cá giống.

Biểu hiện lâm sàng: Cá bị ảnh hưởng bởi bệnh trở nên chán ăn, lờ đờ và tối màu. Cá có xu hướng ở gần bề mặt và tóe nước. Các mang tạo ra quá nhiều chất nhầy làm các sợi mang có thể dính lại với nhau, làm giảm hoặc suy hô hấp. Các mang của cá bị ảnh hưởng chuyển thành màu vàng có dấu hiệu thối mang.

Bệnh ở loại cá mú Plectropomus Leopardus. Xuất hiện các sợi mang chuyển màu từ màu vàng đến màu nâu, mang cá có dấu hiệu bị thối, hoại tử (Koesharyani et al., 2001)

Tỷ lệ tử vong cao, hơn 80% có thể diễn biến nặng trong vòng một tuần ở các quần thể bị bệnh. Các vi khuẩn bám vào bề mặt của mang, phát triển thành các mảng lan rộng và cuối cùng bao phủ các sợi mang dẫn đến chết tế bào. Tổn thương có thể gây khó thở và cá cuối cùng chết. 

Lây truyền bệnh: Bệnh bắt đầu khi chất lượng nước suy giảm, có thể sau một trận mưa lớn. Các hạt hữu cơ phù sa và hạt lơ lửng từ dòng chảy có thể gây kích ứng mang, làm tăng khả năng mắc bệnh. Oxy hòa tan thấp và nồng độ amoniac cao thường được ghi nhận trong khi dịch bệnh bùng phát. Stress trong quá trình phân loại làm cho cá dễ bị nhiễm vi khuẩn.

Phương pháp phòng ngừa: Đảm bảo duy trì tốt chất lượng nước và giảm thiểu căng thẳng bằng cách tránh quá tải trong bầy đàn do mật độ nuôi cao, oxy hòa tan thấp và nồng độ amoniac cao. Sự xuất hiện của bệnh cũng có thể được ngăn ngừa bằng vaccin.

Phương pháp kiểm soát: Chuyển cá bị ảnh hưởng vào một bể khác chứa nước sạch và có thể kiểm soát nhiễm trùng. Cá bị ảnh hưởng có thể được điều trị bằng axit oxolinic trộn với thức ăn ở mức 20 mg / kg cá và Oxytetracycline ở mức 75 mg / kg cá / ngày cho ăn trong 10 ngày.

Gây bệnh thối vây

Thối vây và xuất huyết thường ảnh hưởng đến cá mú Cromileptes alteelsis. Flexibacter maritimus là loại vi khuẩn được phân lập từ các tổn thương thối vây. Cá bị thối vây do vi khuẩn này gây ra có nguy cơ nhiễm Vibrio thứ phát có thể làm tình trạng cá trở nên nặng hơn nếu không được điều trị kịp. (Thối vây cũng được quan sát thấy ở cá bị nhiễm Vibrio).

Tác nhân gây bệnh: Bệnh gây ra bởi Flexibacter maritimus (các loại tương tự: Cytophaga marina, Tenacibaculum maritimum).

Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Vi khuẩn thường tấn công cá giống.

Dấu hiệu lâm sàng: Cá bị ảnh hưởng bởi bệnh trở nên chán ăn, thờ ơ và có màu sẫm. Ban đầu, ở chóp vây chuyển màu xám xịt, sau đó vây bị mòn và xuất huyết. Các tổn thương tiến triển thành thối vây hoặc hoại tử vây trên diện rộng. Cuối cùng, các sợi cơ bị ảnh hưởng.


Cá mú Cromileptes alteelsis bị nhiễm Flexibacter maritimus: a) biểu hiện xuất huyết và mòn vây đuôi, vây ngực và b) vậy bị hoại tử, mất vây diện rộng (Koesharyani et al., 2001).

Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80% trong vòng vài ngày nếu cá bị nhiễm bệnh mà không được điều trị. Các vi khuẩn có thể phá hủy vùng vây đuôi trong vòng 2 ngày.

Lây truyền bệnh: Sự xuất hiện của bệnh có tương quan với độ mặn của nước. Bệnh xuất hiện phổ biến khi nước nuôi có độ mặn cao 30 - 35 ppt. Vi khuẩn lây nhiễm cho cá qua các vùng bị hư hại hoặc trầy xước trên vây.

Biện pháp phòng ngừa: Tránh làm tổn thương cá, nuôi mật độ dày gây xây xước cá tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Phương pháp kiểm soát: Các phương pháp điều trị nên được thực hiện trước khi nhiễm vi khuẩn Vibrio thứ phát. Tắm nước ngọt trong 10 - 15 phút và và điều trị tắm prefuran từ 1-2 ppm trong 24 giờ, sẽ có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh (cần xem xét trước khi sử dụng kháng sinh và danh sách các chất chống nhiễm trùng được khuyến cáo sử dụng cho cá thực phẩm biển cùng với thời gian cai thuốc).

Đăng ngày 07/05/2020
Mạnh Kha
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:51 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:51 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 11:51 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 11:51 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:51 28/11/2024
Some text some message..