Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản, doanh nghiệp cần phải kiểm soát kỹ chất lượng - Ảnh: Trung Hiếu
Theo đó, Bộ NN-PTNT yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát, lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) và báo cáo cho bộ trước ngày 15.8.2012.
Đồng thời Tổng cục Thủy sản đề xuất định mức cho phép của hàm lượng chất Ethoxyquin có trong thức ăn thủy sản, đề xuất các biện pháp kiểm soát sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản và cách thức sử dụng phù hợp thức ăn thủy sản chứa Ethoxyquin .
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thủy sản có biện pháp kiểm soát chất Ethoxyquin phù hợp với quy định của thị trường nhập khẩu.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung các biện pháp kiểm soát chất Ethoxyquin nhằm đáp ứng quy định của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
Trước đó, do lo ngại chất lượng tôm Việt Nam, Bộ Y tế Nhật Bản quyết định kiểm tra 30% các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm.
Phía Nhật Bản thông báo sẽ tăng tần suất kiểm tra lên mức 50-100% nếu tiếp tục phát hiện dư lượng chất Ethoxyquin vượt mức cho phép trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Việc kiểm tra gắt gao này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu tôm, làm tốn thêm chi phí của doanh nghiệp.
Ethoxyquin thường được sử dụng làm chất bảo quản chống oxy hóa trong thức ăn chăn nuôi và thức ăn dùng trong nuôi