Kiếm tiềm tỷ nhờ nuôi cá chình trên cát trắng

Trên vùng cát của miền quê nghèo Quảng Bình, nơi đầy nắng và gió, anh Giang đã vượt qua bao khó khăn để xây dựng thành công mô hình nuôi cá chình công nghệ cao. Với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, người đàn ông này đã hiện thực hóa giấc mơ làm giàu trên quê hương.

Nuôi cá chình
Mô hình nuôi cá chình công nghệ cao của anh Giang đã thu về nhiều thành công.

Ông chủ của mô hình nuôi cá chình mà chúng tôi nhắc đến là anh Lê Hà Giang, trú phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình). Xuất thân là nhân viên của bán xăng, anh Giang luôn ấp ủ trong mình ước mơ làm giàu, cơ duyên đến với anh Giang khi biết đến cá chình.

Để rồi trong hơn 15 năm gắn bó với loài cá này, giờ đây anh đã xây dựng được mô hình cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nhớ lại ‘cái duyên” mà con cá chình đến với mình, anh Giang cho biết đó là những lần trò chuyện cùng những vị khách là thợ câu về loài cá lạ có giá bán rất cao “chỉ có người giàu mới có để tiền mua ăn”.

Ý tưởng làm giàu với loài cá dành cho nhà giàu lóe lên trong đầu anh nhân viên bán xăng. Sau khi bàn bạc ý tưởng, vợ chồng anh Giang đã bắt tay ngay vào việc tìm hiểu về tập tính và cách nuôi thương phẩm loài cá chình.

“Khi hỏi họ cá này có nuôi được không, họ lắc đầu bảo không, nhưng mình nghĩ, cá ăn mồi câu thì chắc là mình nuôi được, thế nên mình đã tìm hiểu và nuôi. Hồi đó, tài liệu ít lắm, một số sách chỉ nói nuôi cá chình phải tạo hang cho cá ở. Vợ chồng cũng đánh liều làm thử chứ cũng không tin sẽ thành công ”, anh Giang kể lại.


Cá chình thương phẩm mang về nguồn thu nhập 4 tỷ đồng trên năm.

Đầu năm 2007, vợ chồng anh Giang đầu tư cải tạo hai ao tại nhà với diện tích khoảng 1.600 m2, rồi mua đá đổ xuống làm hang cho cá chình ở. Nguồn cá giống thì đặt mua của những  người đi câu, đặt lưới bắt cá chình tự nhiên.

Bước đầu gặp không ít khó khăn vì còn chưa có nhiều kinh nghiệm, cá được bắt từ tự nhiên nên khó khăn trong việc nuôi và phát triển rất chậm. Phải đến năm 2015, sau gần 8 năm gắn bó với cá chình, với nhiều khó khăn, thất bại, mô hình của anh Giang mới bắt đầu mang lại hiệu quả, doanh thu từ các hồ nuôi cá chình thu về trên 2 tỷ đồng/năm.


Không chỉ nuôi cá chình thương phẩm, anh Giang còn tạo giống để cung ưng cho các hộ nuôi.

Tưởng chừng thành công đã đến với vợ chồng anh Giang thì chính cơn lũ lịch sử vào năm 2016 đã lấy đi tất cả. Gần chục hồ nuôi cá với lượng lớn cá gần thu hoạch đã bị cơn lũ lịch sử cuốn trôi.

Bao công sức, vốn liếng của vợ chồng anh Giang “đổ xuống sông, xuống biển”, ước tính thiệt hại hơn 3 tỷ đồng. 

Không gục ngã với khó khăn, 2 vợ chồng vẫn kiên trì, tin vào một ngày mai thắng lợi, tiếp tục vay vốn đầu tư vào cá chình, tiếp tục với niềm đam mê.

Đầu năm 2017, vợ chồng anh Giang vào tận Nha Trang học hỏi kinh nghiệm với mong muốn xây dựng lại cơ ngơi với mô hình nuôi cá chình công nghệ cao.


Mô hình của anh tạo việc làm cho trên 10 lao động với thu nhập 6 triệu đồng/tháng

Nắm trong tay kỹ thuật, anh chọn vùng cát trắng làm nơi xây dựng trang trại mới với lý do mẫu nước mang đi kiểm nghiệm và cho kết quả sạch, phù hợp yêu cầu khắt khe của quy trình cũng như giải quyết được vấn đề lo lắng về thiên tai mưa lũ.

Anh Giang không còn đào hồ, đổ đá để nuôi cá mà áp dụng kỹ thuật mới, anh nuôi cá trong bể xi măng nổi trên mặt đất. Khu nuôi được che kín bằng nhà lợp mái chống nóng và hạn chế ánh sáng tối đa. Nhiệt độ nước vào trong khu nuôi  đảm bảo không nóng hoặc lạnh quá. Thức ăn chủ yếu được sử dụng nguồn chế biến công nghiệp sạch. 

Anh Giang cho biết nếu sử dụng nguồn thức ăn tạp sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước và khó kiểm soát được những vi khuẩn có hại và dịch bệnh cho cá. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cá thương phẩm.

Sau khi thành công với việc nuôi và cung cấp cá thịt thương phẩm ra thị trường, anh Giang lại bắt tay vào việc cung ứng cá chình cá giống. Hiện trang trại có 6 hồ được dùng để ươm, nuôi cá giống.

Theo anh Giang, mỗi năm trang trại sản xuất được gần 4 vạn cá giống và thời điểm hiện tại đã sẵn sàng để cung cấp cho các hộ nuôi sau dịp Tết Nguyên đán. Giống cá chình của anh Giang không chỉ cung ứng cho các hộ nuôi tại Quảng Bình mà còn bán ra thị trường Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hải Phòng...

“Với 12 bể nuôi đến bây giờ thì doanh thu của chúng tôi đạt khoảng 4 tỷ đồng/năm và đang phấn đấu với mục tiêu đạt 6 tỷ đồng. Bên cạnh đó tôi cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho trên 10 lao động với thu nhập hơn 6 triệu đồng mỗi tháng”, anh Giang chia sẻ.

Thời gian tới, anh Giang cũng sẽ mở rộng sản xuất với số bể nuôi tăng gấp đôi. Anh nhận thấy mô hình này phù hợp với vùng đất Quảng Bình và hy vọng có thể xây dựng được thương hiệu vững chắc của cá chình nuôi trên cát.

Dân Trí
Đăng ngày 23/01/2020
Tiến Thành
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:44 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:44 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:44 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:44 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:44 29/03/2024