Kiếm việc ở chợ cá

Chợ cá hoạt động tấp nập từ lúc nửa đêm cho đến về sáng. Nơi đây không chỉ tập trung các ngư dân, tiểu thương đổ về mua bán thủy sản, mà còn có những người làm công việc khuân vác, làm thuê cho các chủ vựa cá lớn.

đưa cá lên chợ
Hối hả đưa cá từ dưới ghe lên chợ.

Ban ngày, các chợ cá Phước An (huyện Nhơn Trạch), Bến Nôm (huyện Định Quán)… khá vắng vẻ, nhưng khi đêm về lại bắt đầu nhộn nhịp ghe thuyền vào bến cùng những người mua kẻ bán tấp nập.

* Thức cùng ngư dân

Khoảng 2 giờ sáng, tại khu chợ cá Phước An (huyện Nhơn Trạch), nghe tiếng máy của mấy chiếc ghe cá từ phía xa vọng về, tiểu thương, lao động làm thuê đang ngồi chờ việc trên bờ đã lao nhao đứng dậy. Khi chiếc ghe đầu tiên cập bến cũng là lúc chợ cá Phước An chính thức hoạt động.

Chiếc ghe của gia đình ông Trần Văn Tài (ngụ huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh) vừa cập bến, một chủ vựa thu mua thủy sản nước lợ đã đứng trên bờ đón sẵn. Sau khi chủ vựa đánh tiếng hỏi thăm, ông Tài cho hay chuyến đi hôm nay được mùa cá đối, cá ngát…, rồi dẫn người này đi thẳng xuống bụng ghe. Những người chờ làm công trên bờ cũng hồi hộp không kém, họ mong có việc sớm để còn chuyển sang phụ việc cho những vựa cá khác trước khi bình minh ló rạng.

“Bây giờ, tất cả chỉ chờ cái gật đầu của người bán nữa là xong. Nếu cuộc ngã giá diễn ra êm xuôi, hai bên thuận mua vừa bán, chúng tôi sẽ chia theo tốp cầm giỏ xuống ghe đưa cá lên bờ cân. Sau đó, cá được đổ ra sàn cho những người phụ nữ phân loại. Cứ thế, công việc kéo dài cho đến khi chủ vựa lấy đủ số hàng thì chúng tôi chuyển sang vựa khác làm” - anh Hoan (ngụ ấp Bà Trường, xã Phước An) nói.

Tấm ván gỗ làm lối dẫn từ chiếc ghe lên bờ được dựng lên, anh Hoan cùng một thanh niên khác liên tục xách từng giỏ cá nặng trĩu di chuyển lên đó. Cảnh người lên xuống vội vã, cố gắng vượt qua tấm ván nhỏ khiến những ai mới lần đầu vào nghề không khỏi lo lắng. Chỉ cần sai một nhịp chân, di chuyển thiếu nhịp nhàng có thể ngã xuống sông bất cứ lúc nào. Cả hai người cố gắng đánh vật gần nửa tiếng mới xong mẻ cá ở chiếc ghe này. Mồ hôi ai nấy đều nhễ nhại, ướt đẫm chiếc áo đang mang trên người.

Trên bờ, cảnh thu mua, lựa cá, tôm giữa các chủ vựa lúc này cũng bắt đầu hối hả. Từng mẻ cá đổ đầy ra sàn, một nhóm phụ nữ khoảng 3-4 người xúm lại, rồi khẩn trương lựa cá thành từng loại. Loại cá, tôm nào chết thì ướp đá, còn sống thì để riêng, tất cả đều phải được lựa chọn cẩn thận. Những con cá to, còn tươi nằm trên nền xi măng được cho vào thùng xốp để bảo quản rồi đưa ngay ra xe đông lạnh đem đến bỏ cho các mối lẻ ở các chợ huyện: Long Thành, Nhơn Trạch và TP.Biên Hòa…

* Nghề… theo con cá

Ghé chợ cá vào những ngày tối trời, cảnh mua bán diễn ra khá nhộn nhịp. Những ngày này hầu như ghe chài nào cũng trúng lớn, những người làm công việc phân loại cá như chị Tư Xuân (ngụ ấp Bàu Bông, xã Phước An) lại vất vả hơn. Đôi bàn tay chị thoăn thoắt hoạt động không ngừng để lựa mẻ cá nào ra mẻ nấy, cặp mắt cũng căng ra trong thứ ánh sáng nhập nhoạng, tranh tối tranh sáng. Lựa hết đợt cá, tôm này xong, chị lại quay sang những giỏ cá khác được đưa từ dưới sông lên.

“Người ta đánh bắt từ chiều hôm trước, đến sáng sớm mới đưa cá, tôm vào bờ bán. Thời điểm đông ghe chài vào, ra nhất là tầm 3-5 giờ sáng, tụi tui làm không kịp. Thế nhưng, khi mặt trời lên thì chẳng còn việc mà làm, ghe xuồng đều xuất bến hết. Nhà tôi gần đây nên cứ canh giờ chợ hoạt động lại ra đây kiếm việc. Nghề này phụ thuộc vào lượng cá về chợ nhiều hay ít, có đêm làm mệt bơ phờ, không hết việc, có lúc chẳng ai thuê” - chị Tư Xuân chia sẻ.

Đến chợ cá Bến Nôm (xã Phú Cường, huyện Định Quán) hỏi những người làm dịch vụ “hậu cần” ở chợ cá, ai cũng biết bà Chính (ngụ ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường), chuyên đi xẻ cá thuê cho các vựa cá lớn. Hơn chục năm nay, cứ khoảng 3 giờ sáng mỗi ngày, người ta đã thấy bà Chính cần mẫn cầm dao làm cá, rồi rửa sạch cá để vào các thùng xốp lớn. Điều đặc biệt, bà Chính chỉ làm một loại cá duy nhất là cá kìm. Những con cá kìm nhỏ chỉ bằng ngón tay được cắt đầu, đuôi, nặn bỏ ruột, xẻ làm đôi, sau đó giao lại cho chủ vựa để làm đặc sản khô kìm hồ Trị An.

timv việc chợ cá
Chợ cá lúc nào cũng có nhiều người đến kiếm việc.

“Mỗi ngày, tôi làm khoảng 50-60kg cá kìm tươi. Công việc kéo dài từ sáng sớm cho đến tầm 9-10 giờ là xong. Nhiều người thắc mắc sao tôi không làm những loại cá khác cho nhanh, mà chỉ chọn cá kìm. Thực ra, loại cá này nhỏ, làm rất lâu, nhưng cá kìm có quanh năm nên tôi không lo “thất nghiệp”. Có lẽ, do cá kìm kén người làm nên tiền công người ta trả cho tôi khá cao, gần 150 ngàn đồng/ngày” - bà Chính cho hay.

Theo bà Chính, ở chợ cá Bến Nôm, những người làm công việc xẻ cá làm khô rất nhiều. Lượng cá sông đánh bắt trên lòng hồ Trị An nhiều, ngoài số cá bán cho các tiểu thương, người buôn bán nhỏ ở các chợ, chủ vựa cá còn thuê người xẻ cá làm đủ loại khô, từ khô kìm, khô cá lóc, đến khô cá cơm… Ban ngày, nơi đây khá vắng vẻ, nhưng đêm về lại tấp nập người mua kẻ bán. Càng về sáng, khu chợ cá nhộn nhịp hẳn lên khi lượng ghe dồn về nhiều hơn.

“Chợ cá hoạt động lúc nào là những người làm nghề mang vác, phân loại cá, hay xẻ cá làm khô có mặt lúc đó. Công việc chỉ thực sự hoàn thành khi ở chợ không còn chiếc ghe nào đậu ở bến sông nữa. Lực lượng “hậu cần” ở chợ cá khá đông, từ 20-30 người, tùy vào những ngày tôm, cá về nhiều hay ít. Để phân phối, chuyên chở tôm, cá tươi, chất lượng đến các chợ nhỏ lẻ khắp nơi trong tỉnh, chúng tôi rất cần sức lao động của họ” - bà Hai Vân, một đầu mối mua bán cá ở chợ cá Bến Nôm, cho hay.

Báo Đồng Nai, 27/11/2015
Đăng ngày 28/11/2015
Thanh Hải
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 01:22 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:22 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 01:22 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 01:22 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 01:22 05/11/2024
Some text some message..