Kiên Giang bổ sung mới vùng cấm khai thác thủy sản trên biển

Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết, Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa có quy định mới về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

vùng biển ven bờ
Thuyền đánh bắt thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Kiên Giang. (Ảnh: Lê Sen/TTXVN)

Theo đó, về quy định phần khai thác thủy sản vẫn giữ nguyên các vùng khai thác theo quy định trước đây, gồm vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi, vùng đệm giữa hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và vùng cấm khai thác có thời hạn. 

Bổ sung mới vùng cấm khai thác từ bờ biển đến các điểm nối liền các điểm cách bờ biển ra 3 hải lý và cách các đảo, quần đảo ra 1 hải lý. 

Bởi vùng này quy hoạch để nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo theo Quyết định 1298/QĐ-UBND ngày 15/6/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về phê duyệt, rà soát quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Mục đích của quy định vùng cấm khai thác nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, bảo vệ môi trường sống, sinh sản của các loài sinh vật biển cũng như tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo, đảm bảo hài hòa giữa khai thác, bảo vệ nguồn lợi và nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản của Kiên Giang đến năm 2020.

Trong quy định tàu cá và các loại nghề hoạt động khai thác tại các vùng biển, Kiên Giang cũng giới hạn vùng khai thác đối với tàu cá làm nghề lưới vây ngời, vây ngày (không giới hạn công suất máy tàu) được phép khai thác đàn cá nổi ở vùng lộng và vùng biền ven bờ, nhưng không được vào vùng cấm khai thác và vùng cấm khai thác có thời hạn. 

Tỉnh cũng bỏ quy định “không cho phép tàu cá lắp máy có tổng công suất chính từ 90 mã lực (CV) trở lên hoạt động khai thác nghêu lụa, sò lông tại vùng lộng và vùng biển ven bờ.”

Số lượng tàu, khu vực được phép khai thác nghêu lụa, sò lông do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh công bố bổ sung cụ thể, trên cơ sở khảo sát thực tế nguồn lợi vùng biển trước mùa vụ của cơ quan quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Đối với các hoạt động khai thác thủy sản bị cấm, Kiên Giang đưa 4 điểm chính được bổ sung, gồm cấm quanh năm đối với toàn bộ tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ở vùng cấm khai thác; cấm các nghề đáy biển, đáy trong sông và đầm Đông Hồ (thị xã Hà Tiên); nghề đăng (dớn), te, xiệp, nghề cào cầu gai (banh lông) vì những nghề này khai thác phá hủy môi trường đáy biển, làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sinh sản của nhiều loài sinh vật biển. 

Tuy nhiên, không cấm khai thác cầu gai vì con cầu gai có thể khai thác bằng các phương tiện khác; cho phép các nghề làm nghề lưới moi/ruốc ở tầng nước mặt được phép khai thác trong vùng cấm khai thác có thời hạn. 

Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang cũng cấm phát triển tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 30 mã lực hoạt động các nghề khai thác thủy sản; riêng nghề lưới kéo (cào đơn, cào đôi) cấm phát triển tàu lắp máy chính dưới 90 mã lực.

Tỉnh Kiên Giang cũng phân cấp quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng lộng và vùng biển ven bờ. 

Ủy ban Nhân dân cấp huyện tổ chức quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng cấm khai thác và vùng nước nội địa. 

Ủy ban Nhân dân cấp xã thành lập các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng cấm khai thác./.

TTXVN/Vietnam+, 24/08/2015
Đăng ngày 25/08/2015
Lê Sen
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 16:24 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 16:24 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:24 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:24 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:24 21/12/2024
Some text some message..