Kiên Giang tìm giải pháp gỡ khó cho ngành thủy sản

Mặc dù ngành thủy sản của tỉnh Kiên Giang có mức tăng trưởng khá trong những năm gần đây, nhưng lại đang bộc lộ những khó khăn như: giá nhiên liệu tăng cao, giá tiêu thụ thủy sản giảm, ngư trường ngày càng biến động khó lường, hoạt động sản xuất đi xuống...

Kien-Giang
Tàu đánh bắt hải sản xa bờ lên cá tại cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành (Kiên Giang) - Ảnh: L.S

Mặc dù ngành thủy sản của tỉnh Kiên Giang có mức tăng trưởng khá trong những năm gần đây, nhưng lại đang bộc lộ những khó khăn như: giá nhiên liệu tăng cao, giá tiêu thụ thủy sản giảm, ngư trường ngày càng biến động khó lường, hoạt động sản xuất đi xuống...

Những năm cuối của thập niên trước, ngành thủy sản Kiên Giang có sự đột phá mạnh mẽ, sản lượng thủy sản khai thác được ngày càng có chiều hướng tăng cao, song hành với sự chuyển đổi hợp lý ngành nghề khai thác theo hướng phát triển từ quy mô tự phát nhỏ lẻ vươn lên sản xuất theo quy mô lớn, hình thành những tổ hợp tác, tập đoàn khai thác lớn, trong đó lực lượng tàu cá của Công ty quốc doanh đánh cá Kiên Giang trở thành chủ đạo cho chương trình khai thác khơi xa. Sự chuyển biến đó của ngành khai thác thủy sản được đánh dấu bằng những chỉ tiêu cụ thể: tổng sản lượng thủy sản khai thác từ 200.000 tấn năm 2000 tăng hơn 400.000 tấn vào năm 2008 và giữ ở mức đó cho đến nay. Giá trị xuất khẩu thủy sản vào thời kỳ cuối năm 2008 cũng đạt đến 150 triệu USD, con số mà từ đó cho đến nay chưa có năm nào vươn tới được...

Sự phát triển của ngành thủy sản đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội. Ngành thủy sản phát triển cũng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động phổ thông, tạo nguồn thu nhập và nâng cao đời sống của người dân. Ngoài ra, sự phát triển của ngành thủy sản còn góp phần làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng sự trao đổi, mua bán với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới; là động lực để các ngành có liên quan như: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại phát triển theo. Ngành thủy sản phát triển kéo theo công tác quy hoạch vùng, cân đối giữa sản xuất cây lúa và nuôi trồng thủy sản; tăng cường đầu tư hình thành những nhà máy sản xuất, chế biến trong tỉnh; làm thay đổi cơ cấu sản xuất của ngành, đồng thời góp phần phân bố lại sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả.

Tuy nhiên, do tác động từ nhiều phía, những năm gần đây, ngành thủy sản cả nước nói chung và Kiên Giang nói riêng đang đứng trước những thử thách. Giá nhiên liệu mỗi năm có vài đợt tăng cao, cộng vào đó ngư trường khai thác luôn có sự biến động, nguồn lợi thủy sản ngày càng sụt giảm. Trung bình mỗi tàu có công suất 350 cv, để duy trì sản xuất trong khoảng hơn một tháng, chi phí sản xuất cần trên dưới 500 triệu đồng. Trong khi đó, sản lượng khai thác giảm, giá sản phẩm tôm, cá cũng thường xuyên biến động theo chiều hướng đi xuống, đang là “bài toán” cần lời giải cho ngành thủy sản.

Ông Trương Văn Ngữ, Chủ tịch Hội Nghề cá thành phố Rạch Giá, cho biết: Hiện nay có khoảng 40% tàu cá của ngư dân Kiên Giang đang phải “nằm bờ” vì thua lỗ trong khai thác. Có một số ít chủ tàu cố gắng tìm vốn đầu tư để duy trì ra khơi đánh bắt với hy vọng sẽ gặp may, nhưng giữa tỷ lệ may mắn với thua lỗ được xác định 50/50. Ông Nguyễn Xuân Lộc, chủ tàu cá ở thành phố Rạch Giá nói: Trong khi giá vật tư xăng dầu tăng, ngư trường khai thác gặp khó, thì giá cá nguyên liệu lại liên tục giảm do nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản thua lỗ phải ngưng sản xuất; giá nguyên liệu cá tươi, mực tươi giảm từ 10% - 15%, ngay đến cả sản phẩm khô mực - chủ lực của nghề cào đơn và cào đôi cũng giảm từ 30% - 40%. Chính những tác động này làm cho nghề khai thác của ngư dân Kiên Giang luôn gặp khó.

Để tháo gỡ khó khăn trong phát triển ngành thủy sản, trước mắt UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường phối hợp, trước mắt kiến nghị giảm thuế môn bài cho các phương tiện khai thác thủy sản và có chế độ về vốn vay cho các chủ tàu; hỗ trợ giá dầu khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản thủy sản, vừa chủ động dự trữ sản phẩm, vừa có thể cho ngư dân thuê để bảo quản thủy sản sau khai thác.

Tuy nhiên, ngoài những giải pháp trên, vấn đề căn cơ hơn vẫn là việc xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu gắn với tăng cường sự hợp tác với các nước có chung đường biên giới trên biển. Những giải pháp nêu trên, nếu được triển khai đồng bộ, sẽ là “chìa khóa” để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân làm nghề biển.

Theo Báo Cần Thơ
Đăng ngày 11/09/2012
Lê Sen
Kinh tế

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Nhìn nhận chặng đường vừa qua của ngành thủy sản trong năm 2023

Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, song nếu có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn và kịp thời, chúng ta sẽ hóa giải những khó khăn đó và biến chúng thành cơ hội.

Tàu thủy sản
• 12:06 11/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 02:33 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 02:33 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 02:33 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 02:33 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 02:33 26/09/2023