Kiên Giang: Tôm chết hàng loạt doanh nghiệp thiếu nguyên liệu trầm trọng

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp nuôi tôm tại Kiên Giang, từ năm 2012 đến nay tình hình nuôi tôm công nghiệp của các doanh nghiệp này đã gặp khó do tôm bị mắc bệnh chết sớm (còn gọi là hội chứng EMS).

che bien tom
Chế biến tôm.

Mặc dù các đơn vị đã đầu tư khá bài bản, nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học nhưng vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ do hội chứng EMS gây ra. Ngoài khó khăn do dịch bệnh, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tình hình nguồn nước mặn do chưa có hệ thống thủy lợi riêng biệt cho nuôi tôm. Một số diện tích nuôi cách xa biển nước mặn vào rất yếu, có khi buộc phải tái sử dụng nước của vụ trước để thả tiếp vụ sau.

Đại diện Công ty TNHH Thông Thuận cho biết, xí nghiệp 1 của Công ty nằm ở xã Hòa Điền (Kiên Lương), cách biển gần 10km nên việc lấy nước mặn rất khó khăn. Việc lấy nước quá xa, phải đi qua nhiều khu vực nuôi của người dân nên rất dễ lây lan dịch bệnh. Thêm vào đó, càng vào sâu, nước mặn càng kém nên nuôi tôm không hiệu quả. Điều này càng khiến cho nguồn nguyên liệu chế biến tôm xuất khẩu của công ty bị thiếu hụt trầm trọng.

Tương tự, Giám đốc Công ty Trung Sơn cho biết, Công ty đang đầu tư thả nuôi tôm tại khu vực Bãi Ớt (xã Dương Hòa, Kiên Lương) với diện tích 640ha, trong đó diện tích mặt nước là 400ha. Song cái khó hiện nay là hệ thống lấy nước chỉ là con kênh chung đã có từ lâu. Để tránh tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, dẫn đến dịch bệnh, Trung Sơn đang tiến hành đầu tư hệ thống mương nổi cấp nước mặn cho toàn khu. Nhưng chi phí đầu tư rất lớn, dự kiến trên 50 tỷ đồng nên công ty vẫn đang phân vân chưa dám đầu tư vì thiếu vốn…

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, hiện nay vốn đầu tư cho thủy lợi hàng năm của tỉnh, kể cả nguồn trung ương và địa phương chỉ khoảng hơn 200 tỷ đồng (128 tỷ đồng cấp bù thủy lợi phí, các nguồn khác khoảng 100 tỷ đồng). Nếu chia đều cho 15 huyện, thị thì mỗi nơi chỉ được hơn chục tỷ đồng. Với nguồn vốn này, mới chỉ đáp ứng được khoảng 50 - 60% nhu cầu nạo vét hệ thống thủy lợi hàng năm, nên không có khả năng đầu tư hệ thống thủy lợi mới. Ngoài ra, hệ thống cống ngăn mặn đê biển của tỉnh vẫn còn nhiều nơi chưa có và hệ thống thủy lợi cho nuôi tôm công nghiệp.

Để làm hoàn thiện được hệ thống thủy lợi này phải cần nguồn vốn rất lớn, lên đến cả ngàn tỷ đồng nên địa phương không đủ khả năng. Vì vậy, các doanh nghiệp nuôi tôm công nghiệp vẫn phải chấp nhận dùng chung hệ thống kênh mương với nông nghiệp, dẫn đến tình trạng nguồn nước nặm bị hạn chế và dễ phát sinh dịch bệnh.

Kinh Tế Nông Thôn
Đăng ngày 21/03/2013
Minh Tuấn
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 18:01 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 18:01 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 18:01 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 18:01 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 18:01 17/12/2024
Some text some message..