Kiên Giang: Triển khai Chương trình nuôi tôm kết hợp năm 2022

Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn luân canh trồng lúa quản lý cộng đồng (QLCĐ) thuộc Chương trình "Nuôi thủy sản kết hợp năm 2022” không chỉ tăng năng suất, sản lượng mà còn giảm chi phí, góp phần tăng lợi nhuận cho người sản xuất.

Ao tôm
Mô hình nuôi tôm được người dân hưởng ứng. Ảnh: vietnam.vnanet.vn

Đông Hưng B (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) là xã có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển về nuôi trồng thủy sản mặn lợ mà điển hình là mô hình nuôi tôm - lúa (tổng diện tích tôm - lúa là 5.305 ha). Thời gian qua, xã đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn của tỉnh và huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, từ đầu tư kết cấu hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) cho bà con nông hộ, ứng dụng giống mới có năng suất chất lượng, từng bước thực hiện cơ giới hóa trong bơm tát, thu hoạch, cùng với sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã, các ban ngành đoàn thể xã nên trong phát triển nông nghiệp đã đạt được một số kết quả nhất định, đem lại hiệu quả cho người dân.

Tuy nhiên, sản xuất chưa gắn kết và không chủ động được giá cả thị trường. Bên cạnh những nông hộ tiên tiến, sản xuất giỏi có thu nhập cao hàng năm thì vẫn còn không ít những nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, còn sản xuất theo kinh nghiệm, tập quán, truyền thống, thiếu sự chọn lọc, tự phát chưa mạnh dạn đầu tư vốn, ứng dụng tiến bộ KHKT, chi phí sản xuất chưa giảm thiểu. Vấn đề kiểm soát giống chất lượng cao và sử dụng phân bón theo hướng an toàn sinh học, giảm chi phí chưa được bà con nông dân tập trung quan tâm đúng mức.

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay luôn chứa đựng nhiều rủi ro, từ phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, nhất là không chủ động về thị trường, do vậy  biện pháp trong sản xuất “không chỉ tăng năng suất, sản lượng mà còn phải giảm chi phí, góp phần tăng lợi nhuận cho người sản xuất” là rất cần thiết vì đây là yếu tố mà chúng ta có thể chủ động. Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn luân canh trồng lúa quản lý cộng đồng (QLCĐ) thuộc Chương trình "Nuôi thủy sản kết hợp năm 2022" cũng góp phần tăng năng suất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận đáng kể. Cốt lõi của mô hình này là tăng năng suất và giảm chi phí từ việc liên kết nông dân lại với nhau, là một hình thức nhằm phát huy tinh thần tập thể áp dụng một cách đồng bộ nhiều biện pháp, áp dụng nhiều kỹ thuật mới, kế thừa và phát triển từ rất nhiều các mô hình trước đây từ việc áp dụng IPM, ba giảm ba tăng, sản xuất theo hướng giảm chi phí… là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình kinh tế tập thể, HTX, thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và thu mua, nông dân tự nguyện tham gia, được tập huấn kỹ thuật canh tác, có sự tham gia, phối hợp của cơ quan quản lý chuyên môn.

Thả tômNgười dân đang thả tôm xuống ao. Ảnh: psmag.com  

Xuất phát từ những thực tế đó, năm 2022 Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình "Nuôi thủy sản kết hợp năm 2022" phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Minh, Phòng Nông nghiệp & PTNT An Minh, Chính quyền, Đoàn thể xã Đông Hưng B cùng bà con nông dân tổ chức thực hiện trình diễn trong đó đầu tư ’’Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn luân canh trồng lúa quản lý cộng đồng (QLCĐ)’’ tại xã Đông Hưng B của huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả, tính ổn định trong thời gian tới.

Mô hình triển khai ưu tiên chọn những hộ dân là thành viên hợp tác xã hoặc tổ hợp tác theo tiêu chí và quy trình chọn hộ của Trung tâm Khuyến nông đưa ra. Vụ tôm: hỗ trợ 9.132.000 đồng (bao gồm 50% tiền tôm sú giống, bạt lót ao ương (50m2), máy thổi khí, thức ăn giai đoạn ương giống tôm sú. Vụ lúa: hỗ trợ 1.820.000 đồng (bao gồm 50% lúa giống và phân bón hữu cơ), các chi phí còn lại nông dân tự đầu tư. Đồng thời, phải áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú - lúa của Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang.

Để chuẩn bị tốt cho vụ sản xuất tôm nuôi năm 2022 thì cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trong mô hình. Đồng thời đã cấp bạt lót ao ương và máy thổi khí hướng dẫn hộ dân thiết kế ao ương nuôi giai đoạn 1, cải tạo nước tốt chuẩn bị cho thả giống. Vào 26/06/2022 đã giao giống và cấp phát vật tư cho bà con nông dân bao gồm: tôm sú giống, thức ăn giai đoạn ương tôm sú.

Tại buổi cấp phát nông dân trong dự án cho biết: Bà con rất phấn khởi khi được tham gia thực hiện mô hình và chuẩn bị ao nuôi thật sẵn sàng cho vụ nuôi tôm năm 2022 thành công.

Trung tâm Khuyến Nông Kiên Giang
Đăng ngày 09/09/2022
Nguyễn Thị Hồng Điệp
Kỹ thuật

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam

Tôm sú chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh trong năm nay nhờ nhu cầu tăng cao bởi người tiêu dùng nước này.

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam. Ảnh: cdn.tgdd.vn
• 14:01 01/12/2022

Nuôi xen ghép tôm - cua - cá cho hiệu quả lớn

Trung tâm Khuyến nông- KN Quảng Bình vừa triển khai thành công mô hình nuôi thủy sản xen ghép tôm sú, cá nâu và cua ở xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn).

Tôm sú. Ảnh: agri.vn
• 10:59 12/11/2022

Vì sao giá tôm ở miền Tây đột ngột tăng mạnh

Ba ngày qua, tại Sóc Trăng, Cà Mau... giá tôm nguyên liệu loại kích cỡ lớn tiếp tục tăng cao.

Giá tôm
• 11:43 23/09/2022

Nhiều nông dân mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái

Mùa vụ nuôi tôm vùng nước mặn và lợ năm nay, hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh tiếp tục mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái (rừng – tôm), nhất là đối với tôm sú. Đây là mô hình vừa đảm bảo tính hiệu quả bền vững, vừa bảo vệ môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu.

nuôi tôm sinh thái
• 09:00 17/09/2022

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 14:16 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 14:16 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:16 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 14:16 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:16 16/04/2024