Kinh nghiệm chọn tôm giống và nâng cao tỷ lệ sống

Con giống là yếu tố quan trọng quyết định trên 50% sự thành công của vụ nuôi. Muốn nâng cao được tỷ lệ sống và tăng năng suất tôm nuôi, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng ao nuôi tốt, mua tôm giống ở cơ sở có uy tín thì việc nắm chắc kỹ thuật chọn tôm giống là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi người nuôi tôm.

Kinh nghiệm chọn tôm giống và nâng cao tỷ lệ sống
Lựa chọn tôm giống là khâu quan trọng trong nuôi tôm. Ảnh: Internet

1. Kinh nghiệm chọn tôm giống

Chọn mua tôm giống thả nuôi từ các cơ sở sản xuất uy tín và thương hiệu, có đàn tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định; phải kiểm tra một số loại bệnh đặc trưng như MBV, đốm trắng, đầu vàng, taura, hoại tử gan tụy... (có giấy kiểm dịch) trên tôm giống.

Ngoài phương pháp kiểm tra bằng máy, cần đánh giá cảm quan về cơ sở sản xuất trước khi lựa chọn mua giống: Trại giống phải sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ các trang thiết bị, hạ tầng để sản xuất giống; dụng cụ sản xuất phải được xử lý bằng các hóa chất khử trùng theo quy định và phơi khô; kiểm tra các bể giống có tôm chết hay không; sục khí, thành bể có sạch sẽ hay không; trong bể nuôi có sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất hay không.

- Kiểm tra tôm giống bằng cảm quan: Màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy, thịt đầy vỏ, đầu và thân cân đối; tôm bơi khỏe ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt; phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa; phụ bộ tôm hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám, đường ruột đầy thức ăn, không bị bệnh phát sáng.

Có thể dùng phương pháp ngừng sục khí bể giống trong 2 phút để quan sát tôm. Tôm post bơi ngược dòng phản xạ nhanh là tôm khỏe mạnh, tập trung ở giữa là tôm có chất lượng kém; gan tụy to và có nhiều giọt mỡ khi quan sát dưới kính hiển vi là tôm tốt, còn nếu gan tụy nhỏ, có màu trắng, ít giọt mỡ là tôm nhiễm bệnh. Quan sát dưới kính hiển vi để có thể phát hiện sự bám bẩn trên tôm post bởi các loại ký sinh trùng và nấm. Sự hiện diện của ký sinh trùng và nấm trên tôm chứng tỏ chất lượng nước của bể ương giống kém.

Kiểm tra sức khỏe tôm giống bằng cách gây sốc bằng Formol trước khi thả. Cụ thể, thả 100 - 200 con tôm giống vào chén hoặc cốc thủy tinh đựng dung dịch Formol nồng độ 100 ppm và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống trên 95% là đạt yêu cầu. Ngoài ra, khi thả tôm giống vào thau, dùng tay khuấy đều, tôm khỏe thường bơi ngược dòng nước hoặc bám chung quanh thành thau, tôm yếu tụ lại ở giữa. Nếu có trên 5% tôm con thả trôi theo dòng nước là giống tôm yếu, tôm chất lượng kém không nên chọn mua.

2. Kinh nghiệm nâng cao tỷ lệ sống và tăng năng suất tôm nuôi

Để nâng cao tỷ lệ sống và tăng năng suất tôm nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp như:

a.     Về nâng cao tỷ lệ sống

Bố trí khu vực ao nuôi nằm trong quy hoạch, hệ thống cấp thoát nước bố trí hợp lý. Cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật. Lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng và sạch bệnh. Lựa chọn phương thức vận chuyển và cách thả giống phù hợp. Quản lý và chăm sóc ao tốt, lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng. Sử dụng vi sinh và quản lý tốt môi trường nước ao nuôi. Vệ sinh khu vực nuôi.

b.     Về tăng năng suất

Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi, điện cho các vùng nuôi tôm công nghiệp. Đẩy mạnh chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý và chăm sóc tôm nuôi. Xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm để trình diễn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả.

Phát triển quy trình nuôi tôm sạch, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống để nâng cao sản lượng tôm nuôi; xây dựng và áp dụng lịch mùa vụ một cách triệt để nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết

Xem thêm về lựa chọn giồng tôm

TTKNQG
Đăng ngày 22/08/2017
Nguyễn Bá Lâm
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Nắm trọn bí kíp sang tôm không hao hụt, tăng hiệu quả vụ nuôi

Sang, chuyển tôm ra ao nuôi hoặc giai đoạn nuôi khác là kỹ thuật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, hoạt động sinh lý, tỷ lệ sống, sự phát triển của tôm. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, bởi dễ quản lý, giúp người nuôi giảm chi phí giai đoạn đầu, tiết kiệm thời gian nuôi, hạn chế ô nhiễm và giảm thiểu dịch bệnh.

Sang tôm
• 09:52 24/06/2025

Mưa kéo dài: Nguy cơ âm thầm gây suy kiệt và hao hụt tôm

Mưa kéo dài, một trong những “kẻ thù thầm lặng” gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm, khiến chúng yếu dần, dễ nhiễm bệnh và chết lai rai nếu người nuôi không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Xác tôm
• 14:45 23/06/2025

Kỹ thuật trộn khoáng và vitamin vào thức ăn không bị hao hụt

Việc bổ sung khoáng chất và vitamin vào khẩu phần ăn của vật nuôi là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng kỹ thuật, khoáng – vitamin có thể bị hao hụt nghiêm trọng trong quá trình trộn, bảo quản hoặc cho ăn, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng, tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.

Trộn thức ăn
• 09:00 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 11:37 20/06/2025

Cách diệt tảo lam phòng chống bệnh gan ruột cho tôm

Tảo lam, hay còn gọi là vi khuẩn lam, là một trong những mối nguy tiềm tàng nhưng thường bị đánh giá thấp trong quá trình nuôi tôm. Với hơn nhiều năm trong nghề nuôi tôm công nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc kiểm soát tảo lam không chỉ đơn thuần là giữ môi trường nước trong lành, mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe gan và đường ruột của tôm – hai cơ quan trọng yếu nhất ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả vụ nuôi.

Tảo lam
• 18:21 24/06/2025

Cá chuột: Người dọn dẹp chuyên nghiệp cho bể cá nhà bạn

Cá chuột là một trong những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ vì vẻ ngoài hiền lành, dễ thương mà còn bởi thói quen dọn dẹp đáy hồ vô cùng “siêng năng”.

Cá chuột
• 18:21 24/06/2025

Mỹ áp 0% thuế chống phá giá cho 7 doanh nghiệp cá tra Việt Nam

Ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức thông báo mức thuế chống bán phá giá (CBPG) từ kỳ rà soát hành chính thứ 20 (POR20) đối với phile cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Cá tra
• 18:21 24/06/2025

Nắm trọn bí kíp sang tôm không hao hụt, tăng hiệu quả vụ nuôi

Sang, chuyển tôm ra ao nuôi hoặc giai đoạn nuôi khác là kỹ thuật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, hoạt động sinh lý, tỷ lệ sống, sự phát triển của tôm. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, bởi dễ quản lý, giúp người nuôi giảm chi phí giai đoạn đầu, tiết kiệm thời gian nuôi, hạn chế ô nhiễm và giảm thiểu dịch bệnh.

Sang tôm
• 18:21 24/06/2025

Mưa kéo dài: Nguy cơ âm thầm gây suy kiệt và hao hụt tôm

Mưa kéo dài, một trong những “kẻ thù thầm lặng” gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm, khiến chúng yếu dần, dễ nhiễm bệnh và chết lai rai nếu người nuôi không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Xác tôm
• 18:21 24/06/2025
Some text some message..