Kinh nghiệm hay về xử lý môi trường nuôi tôm

Mới đây, ông Lê Minh Chính - Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản (NTTS) xã Ninh Phú (thị xã Ninh Hòa) chia sẻ kinh nghiệm xử lý bệnh vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) trên ao nuôi tôm thẻ chân trắng khá hiệu quả. Cách làm trên được các nhà khoa học đánh giá là có cơ sở khoa học và cần nhân rộng.

Kinh nghiệm hay về xử lý môi trường nuôi tôm. Ảnh: enertechvn.com
Kinh nghiệm hay về xử lý môi trường nuôi tôm. Ảnh: enertechvn.com

Cách xử lý ao nuôi

Với 35 năm kinh nghiệm nuôi tôm, ông Chính khuyến cáo, đối với bệnh này, nếu người nuôi không xử lý triệt để ban đầu thì sẽ khó khăn cho các vụ nuôi sau. Theo ông Chính, khi thả giống chừng 1 tháng, tôm dễ nhiễm EHP, gây chết rải rác, rất khó nuôi và chậm lớn. Nếu tôm nhiễm nhẹ, người nuôi có thể miễn cưỡng nuôi rồi xuất bán. Nhưng nếu tôm nhiễm nặng phải nhanh chóng thu hoạch, đồng thời xử lý ao nuôi triệt để trước khi tiến hành thả nuôi trở lại. EHP không thể diệt bằng các loại hóa chất thông thường như: Chlorine, thuốc tím, formol....

Khử trùng, xử lý ao nuôiKhử trùng, xử lý ao nuôi tại cơ sở nuôi của ông Lê Minh Chính.

Theo kinh nghiệm của ông Chính, dùng vôi thủy sản Ca(OH)2 kết hợp với xút (NaOH) để nâng độ pH trên 10. Thông thường, ông pha 3kg xút trong 1m3 nước và vôi để tưới mọi thứ trong ao nuôi tôm, kể cả các thiết bị. Dưới đáy ao mở hết xi-phông để nước xút và vôi ngấm xuống đáy nhằm xử lý triệt để mầm bệnh. Sau đó, tiếp tục ngâm nước hóa chất này trong ao nuôi thêm 3-4 ngày. Đồng thời, tưới một lần nữa hỗn hợp vôi - xút vào các thiết bị, bờ ao trước khi chuyển nước này sang ao khác.

Lưu ý, khi chuyển nước xút và vôi từ ao này sang ao khác vẫn xử lý đạt độ pH trên 10. Sau đó, tiến hành sốc ngược độ pH nước ao về dưới 5 bằng cách dùng a-xit HCl kết hợp Chlorine. Đồng thời, rửa thật kỹ các thiết bị chuẩn bị cho vụ nuôi mới, thường là dùng 0,5 lít a-xit HCl nồng độ 32% với 5kg Chlorine cho 1m3 vào buổi chiều mát. Nguồn nước cho vụ nuôi mới cũng phải xử lý kỹ ở ao lắng. Cụ thể, sử dụng 30ppm Chlorine, khoảng 2kg thuốc tím và 2-3 lít ôxy già cho 1.000m3 nước. Khi nước trong mới được bơm vào ao nuôi.

Với kinh nghiệm xử lý EHP như trên, ông Chính đã nuôi 3 vụ thành công liên tục. Tôm sinh trưởng, phát triển tốt, đạt kích cỡ 65 con/kg sau 62 ngày nuôi. Đây thực sự là kinh nghiệm quý cho người nuôi tôm thẻ chân trắng.

Nên áp dụng nuôi an toàn sinh học

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Nha - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu NTTS III, kinh nghiệm xử lý EHP của ông Lê Minh Chính rất tốt, cần phổ biến mở rộng. EHP có lớp vỏ dày nên việc dùng vôi, xút giúp tiêu diệt mầm bệnh là có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, cần lưu ý nước xử lý phải có độ pH cao, khoảng pH bằng 12 mới có khả năng tiêu diệt được EHP triệt để.

Áp dụng nuôi an toàn sinh họcÁp dụng nuôi an toàn sinh học. Ảnh: media.loveitopcdn.com

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Nha khuyến nghị nên áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học để hạn chế bệnh EHP. Trong đó, cần chú ý kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào, yếu tố phát sinh trong quá trình nuôi và yếu tố đầu ra một cách kỹ càng bởi tôm nhiễm EHP trong hệ thống nuôi cũng từ các yếu tố này mà ra. Đồng thời, đặc biệt lưu ý hiện tượng nhiễm chéo giữa các khu vực nuôi; thậm chí công nhân trong quá trình nuôi không chú ý, đưa thực phẩm từ bên ngoài vào như cua, ghẹ, cá, tôm cũng có thể là nguồn gây nhiễm cho hệ thống nuôi.

Mô hình nuôi bảo đảm phòng chống EHP tốt là mô hình an toàn sinh học, kiểm tra chặt chẽ các nguồn tiếp xúc có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải, nước thải, thức ăn, con giống, vật dụng, thiết bị, máy móc, con người, súc vật… Trong quá trình nuôi, có thể từ khâu bảo quản bất cẩn, bao bì dơ bẩn cũng là nguyên nhân lây nhiễm EHP trong hệ thống.

Do đó, người nuôi cần ngăn chặn và tiêu diệt hàu, ốc đinh, tép trứng và ruốc trong môi trường ao nuôi bằng cách ngăn chặn đường xâm nhập từ bên ngoài vào; xi-phông đáy ao thường xuyên để loại bớt các điều kiện giúp mầm bệnh phát triển; cải thiện chất lượng nước ao nuôi, đặc biệt là hàm lượng khí độc nitrite và ammonia trong ao cần duy trì ở mức thấp. Tất cả đều phải được kiểm soát kỹ càng và sát trùng cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm ra diện rộng. Khi tôm đã bị nhiễm EHP, có dấu hiệu phân trắng thì cần kết thúc vụ sớm và đưa toàn bộ hệ thống vào quy trình xử lý như ban đầu để giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 29/11/2022
V.L
Nuôi trồng

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 16:50 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 16:50 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 16:50 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 16:50 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 16:50 23/04/2024