Kinh nghiệm Phần Lan và quản lý chất lượng cá tra giống

Quá trình nuôi cá hồi vân tại Phần Lan cũng trải qua những giai đoạn tương tự như đối với con cá tra tại Việt Nam. Đây được xem là một kinh nghiệm quí, đáng để ngành cá tra nước ta tham khảo.

ao nuôi cá hồi vân
Hệ thống ao nuôi cá hồi vân tại Phần Lan

Tuy nhiên, nhờ có chương trình chọn giống phù hợp, chất lượng cá hồi vân Phần Lan đã được cải thiện đáng kể không chỉ về tính trạng tăng trưởng, trọng lượng mà cả về tính trạng màu sắc cơ thịt, khả năng chống chọi với dịch bệnh và thích ứng với sự biến đổi của yếu tố môi trường…

Bấp bênh chất lượng giống cá tra

Nuôi cá tra thương phẩm đạt hiệu quả cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giải quyết tốt vấn đề con giống, nhất là chất lượng giống, là yếu tố tiên quyết, mặc dù giống chỉ chiếm dưới 10% tổng chi phí nuôi. Bởi vì, hiện nay chất lượng cá tra giống đang “báo động đỏ”.

Hiện nay, toàn vùng ĐBSCL có khoảng trên dưới 200 cơ sở sản xuất cá tra bột và 4.000 hộ ương cá giống. Sản lượng con giống toàn vùng đạt khoảng 2 tỷ con/năm, về cơ bản đáp ứng cho nhu cầu nuôi của cả ĐBSCL. Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất còn mang tính tự phát, qui mô nhỏ lẻ, chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng. Ngoài ra, do thị trường cá tra nguyên liệu không ổn định đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cá tra giống.

Theo PGS.TS. Dương Nhựt Long – Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, nhiều cơ sở sản xuất giống cá tra hiện nay không đảm bảo các điều kiện sản xuất, kinh doanh, do đó làm cho chất lượng con giống suy giảm, gây hao hụt và làng loạt hậu quả khác trong suốt quá trình nuôi: “Tỷ lệ thành công khi ương từ cá bột lên cá giống quá thấp, chưa tới 10%, trong khi tỷ lệ hao hụt cá tra giống tại các ao nuôi thương phẩm khá cao, có thể lên đến 30-35% thậm chí có ao lên đến trên 40% nếu thả nuôi với mật độ dày. Ngoài ra, chất lượng con giống không đảm bảo, trong quá trình nuôi, dịch bệnh sẽ xảy ra thường xuyên, cá tăng trọng chậm, khiến gia tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế”.

Lý giải nguyên nhân suy giảm chất lượng cá tra giống, bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – cán bộ quản lý thủy sản tại huyện Tân Châu, Đồng Tháp cho biết: “Đặc điểm của cá tra bố mẹ là không cần nuôi vỗ vẫn có thể phát dục. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng giống cá tra. Khi diễn biến thị trường cá giống bất lợi, để giảm chi phí, hộ sản xuất không quan tâm đúng mức khâu nuôi vỗ cá bố mẹ, nhưng khi giá cá giống tăng hộ sản xuất lại tăng tần suất sinh sản của cá bố mẹ. Chất lượng cá bố mẹ kém thì chất lượng trứng, cá bột không đáp ứng được yêu cầu là điều hiển nhiên”.

Ngoài ra, sự thay đổi của các yếu tố môi trường, trình độ tay nghề người sản xuất cũng là những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng con giống. Ông Lương Quốc Bảo, một hộ ương cá giống tại Cần Thơ, cho biết: “Tôi bắt cá bột tại các cơ sản sản xuất có mối quan hệ lâu năm, uy tín, nhưng khi ương thì “5 ăn 5 thua”. Không như trước đây, hiện tại gần như 100% cá bột được ương nuôi trong khoảng 25-30 ngày thì phát bệnh bất kể mùa thuận hay mùa nghịch. Rõ ràng, ngoài chất lượng cá bố mẹ ra, sự thay đổi củ các yếu tố môi trường, trình độ tay nghề của người sản xuất…cần phải được xem xét nghiêm túc, vì hiện nay các cơ sở sản xuất giống lấy nguồn cá bố mẹ chất lượng tại các trung tâm giống của Nhà nước”.

Bài học của Phần Lan

Dù chỉ là một đối tượng nuôi được du nhập vào Phần Lan từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, nhưng cá hồi vân đã tạo nên bước phát triển đáng kể và trở thành một trong những đối tượng nuôi chủ lực tại quốc gia Bắc Âu này.

Quá trình phát triển cá hồi vân tại Phần Lan cũng trải qua những giai đoạn tương tự như đối với cá tra tại Việt Nam. “Đặc biệt, kể từ năm 1992, khi chương trình chọn giống được triển khai, chất lượng cá hồi vân Phần Lan đã được cải thiện đáng kể không chỉ về tính trạng tăng trưởng, trọng lượng mà cả về tính trạng màu sắc cơ thịt, khả năng chống chọi với dịch bệnh, thích ứng với sự biến đổi của yếu tố môi trường….” - ông Unto Eskelinen – chuyên gia Viện nghiên cứu Thủy sản Phần Lan cho biết.

Chương trình chọn giống cá hồi Phần Lan bắt đầu được khởi động từ năm 1992 với 3 bước chuẩn bị, bao gồm nhiều hoạt động trước đó. Bước đầu tiên là đánh giá tính khả thi của chương trình, đi kèm với đó là hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu cho các quần thể cá nuôi và tìm hiểu về các chương trình chọn giống đang thực hiện. Bước 2 là nghiên cứu rà soát, đánh giá và lập kế hoạch cho chương trình. Các nghiên cứu trong bước này tập trung vào việc phân tích và đánh giá hệ số di truyền cho 10 dòng cá theo định hướng chọn giống (môi trường nuôi, tính trạng…). Bước 3 của chương trình là tạo quần đàn ban đầu. Theo đó, 4 dòng cá tốt nhất được tuyển chọn để lai tái tổ hợp qua 2 thế hệ nhằm tạo quần đàn ban đầu cho quá trình chọn giống.

Sau các bước chuẩn bị trên, năm 1992, Phần Lan bắt đầu vận hành chương trình chọn giống và đạt được nhiều thành công. Ban đầu, chương trình chỉ tập trung vào các tính trạng sinh trưởng, nhưng đến năm 2001, chương trình chọn lọc bao gồm thêm các tính trạng về ngoại hình. Dòng cá mới được chọn lọc bao gồm tính trạng thành thục muộn và nâng cao khả năng thích nghi. Năm 2004, chương trình mở rộng thêm các tính trạng liên quan đến sức đề kháng và sức sống của cá. Tiếp nối những thành công trên, những năm tiếp theo chương trình tiếp tục tập trung vào các tính trạng chất lượng, nâng cao tỷ lệ sống và được mở rộng cho chọn giống đối với các loài cá thịt trắng châu Âu khác.

“Nếu như năm 1996 trọng lượng trung bình cá hồi vân tại Phần Lan chỉ đạt 0,8 kg/con thì đến năm 2008 nhờ chương trình chọn giống, tính trạng tăng trưởng đã được cải thiện đáng kể và đạt 1,8 kg, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, hiệu quả sản xuất được nâng cao do chu kỳ nuôi ngắn hơn, hệ số thức ăn thấp, tỷ lệ sống cao…” - ông Unto Eskelinen cho biết.

Ngoài ra, để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan giữa các trại giống cũng như trại giống với các vùng nuôi thương phẩm, Phần Lan thiết lập và kểm soát chặt chẽ các vùng sản xuất an toàn, sạch bệnh, đảm bảo ATSH tối đa. Hằng năm, các chuyên gia của Tổ chức Sức khoẻ Động vật Thế giới đánh giá hiệu quả của thú y vùng trong dịch vụ quản lý sức khỏe động vật thủy sản. Đây là một hoạt động liên tục nhằm cải thiện một cách bền vững các dịch vụ thú y hoặc thú y thủy sản với các tiêu chuẩn quốc tế và mang lại hiệu quả lâu dài. Việc đánh giá này sẽ giúp xác định được những điểm quan trọng trong kiểm soát sức khỏe động vật thủy sản.

Liên hệ với thực trạng chọn giống cá tra tại Việt Nam, ông Unto Eskelinen cũng nhận định: “Vẫn còn quá sớm để khẳng định đây có phải là mô hình tốt để áp dụng cho cá tra Việt Nam hay không, chúng ta cần có những hiểu biết, nghiên cứu sâu rộng hơn. Tuy nhiên, đây sẽ là mô hình có giá trị ý nghĩa, xứng đáng để các bạn tham khảo”.

Thương Mại Thủy Sản, 03/06/2014
Đăng ngày 04/06/2014
Đỗ Văn Thông
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 06:20 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:20 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 06:20 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 06:20 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 06:20 14/01/2025
Some text some message..