Kinh tế khó khăn, người Mỹ có giảm ăn hải sản Việt Nam?

Lần đầu tiên, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng âm 2 tháng liên tiếp. Triển vọng thị trường năm nay như thế nào đều "nhìn" vào diễn biến thực tế Hội chợ thủy sản Bắc Mỹ - Boston từ 12 - 14/3, một trong những hội chợ lâu đời và quy mô nhất thế giới.

Gian hàng thủy sản
Gian hàng thủy sản Việt Nam tại Hội chợ thủy sản lớn nhất khu vực Bắc Mỹ tổ chức tại Boston từ 12 - 14.3.2023. Ảnh: Vasep

Hội chợ thủy sản Bắc Mỹ là triển lãm chuyên ngành về thủy sản lâu đời và uy tín nhất của khu vực Bắc Mỹ mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tham dự liên tục trong 18 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng giúp các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, đánh giá thị trường, củng cố các mối quan hệ đối tác... đặc biệt sau dịch Covid 19. Các tác động từ kinh tế thế giới suy thoái càng khiến cho các doanh nhân tìm đến hội chợ đông hơn mọi năm với hy vọng định hình được chiến lược nhập khẩu trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Một tâm lý khác là việc tham gia trở lại hội chợ cũng cho đối tác biết công ty vẫn còn tồn tại sau đại dịch.

Đối với nhu cầu thị trường Mỹ, cơ cấu và nhu cầu hàng hóa không có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước dịch. Các mặt hàng được ưa chuộng nhất vẫn là tôm đông lạnh, cá tra, cá ngừ - 3 mặt hàng chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao nhất hiện nay.

Đối tác không thay đổi nhưng "cục diện" lại có nhiều đổi thay. Đối với mặt hàng chủ lực là tôm, chúng ta đang đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ Ecuador và Ấn Độ với sản phẩm tôm có giá thấp hơn 10 -15%. Để ứng phó với điều này, bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng tối đa thế mạnh của mình ở các mặt hàng chế biến sâu. Đây là thế mạnh của Việt Nam mà các nước cũng chưa tập trung khai thác phân khúc này.

Sản phẩm tômCác doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng thế mạnh ở lĩnh vực chế biến sâu

Các công ty Việt Nam đã đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tiện lợi để tìm kiếm những cơ hội mới như sản phẩm "seafood mix" với rau củ, tẩm ướp gia vị phù hợp với hương vị địa phương. Do đó, bên cạnh những mặt hàng truyền thống, sản phẩm trưng bày năm 2023 khá đa dạng so với trước, hầu hết các công ty đều tăng tỷ trọng hàng giá trị gia tăng nhưng vẫn đang ở bước giới thiệu và thử nghiệm.

Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng âm. Mỹ là thị trường lớn nhất của sản phẩm thủy sản Việt Nam năm 2022. Với những diễn biến qua hội chợ hy vọng sang quý 2, chuẩn bị cho mùa hè cộng với những điều chỉnh kinh tế của Mỹ có thể tạo nên những chuyển biến tích cực hơn.

Kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn suy thoái; nhiều công ty nhập khẩu vỡ nợ và nợ xấu hậu quả từ đại dịch, lãi suất ngân hàng tăng cao... Do đó, khó có thể khởi sắc như mong đợi và áp lực hàng tồn kho có thể kéo dài đến mùa hè. Giá xuất khẩu rất cạnh tranh trong khi chi phí sản xuất tại Việt Nam tăng cao là những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Hội chợ đúng là thước đo để các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh chiến lược sản xuất, bán hàng và xây dựng lại cơ cấu hàng hóa phù hợp với tình hình kinh doanh khá ảm đạm hiện nay.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 24/03/2023
Chí Nhân
Thế giới
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 13:55 31/05/2023

Xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng giảm

Tháng 4/2023, xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm của những tháng trước, đạt 287 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 887 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chế biến tôm
• 15:20 29/05/2023

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 14:10 26/05/2023

Nhật Bản thay thế Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 6 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Anh. Trong đó, Nhật Bản vượt qua Mỹ trở thành thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam.

Chế biến tôm
• 11:27 25/05/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 18:22 31/05/2023

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 18:22 31/05/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 18:22 31/05/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:22 31/05/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 18:22 31/05/2023