Thông thường càng lặn sâu thì nhiệt độ càng giảm trong khi áp suất tăng. Tuy nhiên, nếu bạn lặn xuống 1,6 km dưới rãnh Mariana và chạm trán lỗ thủy nhiệt thì nhiệt độ có thể lên tới 450 độ C và chỉ cách đó vài bước chân nhiệt độ lại ở mức 1 độ C.
Đây cũng là nơi mà bạn có thể bắt gặp những con trùng biến hình độc khổng lồ với chiều dài cơ thể tới 10 cm.
Miệng Champagne của rãnh Mariana trở nên nổi tiếng bởi đây là nơi có chứa những lỗ thủy nhiệt phun ra carbon dioxide lỏng tinh khiết.
Áp suất lớn ở nơi đây chính là môi trường bất lợi đối với hầu hết sinh vật biển nhưng nhiều loài trai ở khu vực này rất lại thích trú ngụ ngay tại các lỗ thủy nhiệt có cấu trúc phức tạp.
James Cameron là người đầu tiên một mình lặn xuống vực sâu nhất của Mariana với tên gọi Vực Challenger được đặt tên theo con tàu Challenger Deep mà ông đã dùng để lặn xuống đó.
Đáy rãnh không phải là cát mịn như bạn tưởng tượng là một lớp bùn dày và trơn trượt được hình thành từ hàng ngàn vạn xác chết của các sinh vật phù du.
Núi lửa Daikoku nằm dưới rãnh Mariana ở độ sâu 414 m. Núi lửa dưới lòng biển không phải là hiện tượng lạ, nhưng Daikoku rất đặc biệt nhờ sở hữu một hồ lưu huỳnh lỏng tinh khiết.
Cuối năm 2011, các nhà thám hiểm rãnh Mariana đã phát hiện ra bốn cây cầu đá kéo dài từ đầu này đến đầu kia với tổng chiều dài khoảng 69 km.
Bản thân rãnh Mariana chính là một đài tưởng niệm do đích thân Tổng thống George W. Bush ký quyết định vào tháng 01/2009, trong đó công nhận Mariana là một di tích quốc gia với diện tích 246.000 km vuông và là khu bảo tồn biển lớn nhất trên thế giới.
Mặc dù bạn có thể gặp nhiều điều thú vị dưới rãnh Mariana nhưng nếu không may, bạn cũng có thể không gặp bất cứ điều gì thú vị.