Kỹ thuật chăm sóc thát lát cườm từng giai đoạn

Những năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi thát lát cườm đã chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp cho ao nuôi. Do mang lại năng suất cao, nguồn nước ít nhiễm bệnh, cá mau lớn và có thể chủ động được nguồn thức ăn.

Thác lác cườm
Nhiều hộ nuôi thát lát cườm đã chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp cho ao nuôi. Ảnh: Twitter

Lựa chọn thức ăn phù hợp

Vào những ngày đầu khi mới thả xuống ao, cá có thể sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao (các loài phu du động thực vật, động vật đáy). Được biết, cá thát lát cườm là loài ăn thiên về động vật (tốt nhất là cá tạp), nhưng trong quá trình nuôi thức ăn công nghiệp vẫn sử dụng được cho cá. Tuy nhiên, trong tháng đầu tốt nhất nên cho ăn bằng cá tạp vì hệ tiêu hóa của cá lúc này chưa phát triển, khi cho ăn thức ăn công nghiệp sẽ dễ khiến cá bị kiệt sức, tỷ lệ hao hụt tăng cao.  

Giai đoạn mới thả cần cho cá ăn cám công nghiệp dạng bột hoặc viên nhỏ nhất phù hợp cho cá. Bên cạnh đó, cần kết hợp đều đặn thức ăn tự chế và cám công nghiệp trong quá trình nuôi để cá phát triển nhanh hơn. Sau khi thả 12 giờ, lượng thức ăn 4% khối lượng thân, vì khi mới thả không nên cho ăn nhiều sẽ khiến cá dễ sình bụng, sau khoảng 3 – 5 ngày có thể tăng lên 7 – 10% trọng lượng thân. 

Từ tuần thứ 3 trở đi, cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp kích cỡ vừa với miệng cá (theo hướng dẫn in trên bao bì), nên sử dụng thức ăn chìm (có hàm lượng đạm 25 – 30%) phối hợp 30% tỷ lệ thức ăn viên công nghiệp. Khẩu phần thức ăn viên công nghiệp bằng 1,5 – 2%/ngày tổng trọng lượng thân, có thể thay đổi tỷ lệ thức ăn công nghiệp tùy điều kiện cụ thể. 

Nuôi thác lác cườmCá thát lát cườm là loài ăn thiên về động vật (tốt nhất là cá tạp), nhưng trong quá trình nuôi thức ăn công nghiệp vẫn sử dụng được cho cá. Ảnh: Tép Bạc

Quản lý thức ăn 

Trong hai tuần đầu cho cá ăn 3 lần/ngày, sau đó cho ăn ngày 2 lần. Định kỳ 1 lần/tuần trộn thêm các loại khoáng, Vitamin C (1 - 2 g/kg thức ăn) và men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho cá. Cho cá ăn 2 lần/ngày, do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên cho ăn vào buổi sáng lượng thức ăn bằng 1/3 khẩu phần ăn trong ngày, 2/3 trọng lượng khẩu phần ăn trong ngày vào buổi chiều. 

Có thể kiểm tra nhu cầu ăn bằng cách quan sát sàng ăn, nếu sau khi cho ăn 30 phút trong sàng ăn còn thức ăn thì giảm lượng thức ăn, ngược lại thì tăng thêm. Thường xuyên theo dõi hoạt động ăn của cá, kiểm tra bằng cách đặt thêm vài sàng ăn cố định trong ao để theo dõi mức độ ăn, nhằm kịp thời tăng giảm lượng thức ăn theo mức độ ăn của cá. Sàng ăn phải được rửa sạch trước khi cho cá ăn bữa mới và sau khi cá ăn (khoảng 1 – 2 giờ). 

Điều quan trọng cần lưu ý là khi cho ăn không cho cá ăn quá nhu cầu, sẽ gây lãng phí, ô nhiễm môi trường nuôi và làm hàm lượng ôxy hòa tan trong nước bị giảm, nhu cầu ôxy sinh hóa và vi khuẩn có hại sẽ gia tăng. Chỉ nên cho cá ăn lượng thức ăn mà chúng có thể ăn hết trong 25 phút. 

Bảo quản thức ăn  

Cá thác lác cườmKhi nuôi cá thác lác cườm bảo quản thức ăn là một trong yếu tố quan trọng giúp tiết kiệm chi phí và tránh gây ô nhiễm môi trường nuôi. Ảnh: bjcxzd.com

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Trong điều kiện độ ẩm cao, thức ăn dễ bị mốc, do vậy quá trình vận chuyển, bảo quản tránh làm vỡ hay rách bao bì. Thời gian bảo quản thức ăn không quá 2 tháng. Chỉ nên mua, phân phối và sử dụng trong vòng 1 tháng là tốt nhất. Tuân thủ nguyên tắc “nhập trước, xuất trước” (bao thức ăn mua trước phải dùng trước), không sử dụng bao hỏng hoặc quá hạn. 

Theo dõi, quản lý môi trường nuôi 

Thường xuyên quan sát, kiểm tra bờ ao, lưới chắn, hệ thống cấp thoát nước nhằm phát hiện sớm những vấn đề như lở bờ, hang hố rắn, chuột, mưa ngập tràn bờ để tu bổ sửa chữa kịp thời tránh thất thoát cá ra ngoài. Thường xuyên tìm cách ngăn chặn, đuổi những loài chim ăn hại cá. 

Theo dõi màu và mùi nước ao để điều chỉnh mực nước và thay nước kịp thời. Định kỳ thay nước mới cho ao hàng tuần (thay từ 30 – 50% lượng nước ao mỗi đợt). Khi nhận thấy nước ao có mùi hôi hoặc màu xanh quá đậm hoặc màu nâu đen, phải bỏ nước cũ và cấp ngay nước mới vào ao. Vào mùa mưa, khi nồng độ pH xuống thấp dưới 6, có thể dùng vôi hòa nước, lắng lấy nước trong, tạt đều xuống ao để cân bằng pH trở lại. 

Đăng ngày 16/01/2023
Kỹ thuật

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:00 16/02/2025

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức khỏe và năng suất tôm thẻ

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Nếu mật độ nuôi không hợp lý, tôm có thể bị suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất. Do đó, người nuôi cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi và các yếu tố môi trường để đưa ra phương án nuôi hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 13/02/2025

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Nhá tôm
• 10:12 12/02/2025

Một số vấn đề cần biết về sử dụng prebiotic trong nuôi tôm

Trong nuôi tôm, gần đây hay nhắc đến Prebiotic là một thành phần được lên men có chọn lọc dẫn đến những thay đổi đặc biệt về hoạt động của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, mang lại lợi ích cho sức khỏe của tôm.

Lợi khuẩn
• 11:26 11/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 07:18 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 07:18 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 07:18 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 07:18 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 07:18 17/02/2025
Some text some message..