Kỹ thuật nuôi bào ngư

Kỹ thuật nuôi bào ngư bằng các hình thức khác nhau.

Nuôi bào ngư
Nuôi bào ngư. (Ảnh minh họa)

Nuôi bằng lồng trong bể xi măng: Lồng nuôi hình chữ nhật bằng nhựa có lỗ, kích thước 50 x 40 x 30cm, treo trong bể xi măng hoặc xếp chồng lên nhau cách đáy 20cm. Bể xi măng hình chữ nhật diện tích 10 x 2 x 1m, có mái che nắng, nhiệt độ từ 26-300C, độ mặn từ 30-35‰, độ pH từ 7,6-8,7, ôxy hòa tan 5ml/lít. Dùng rong mơ thái vụn 1cm hoặc rong câu chỉ vàng, 3-4 ngày cho ăn 1 lần. Tạo dòng nước luân chuyển tuần hoàn trong bể để kích thích bào ngư ăn và sinh trưởng. Mật độ nuôi từ 60-100 con/lồng, khi bào ngư nuôi đạt kích thước 20-25mm thì sang lồng nuôi với mật độ 30 con/lồng.

Nuôi bằng lồng treo bè ngoài biển: Nuôi ở vùng tương đối kín gió, không có sóng lớn, độ mặn ổn định từ 30-35‰, có dòng chảy lưu thông, độ sâu 6-8m. Sử dụng lồng nuôi hình chữ nhật, kích thước 50 x 40 x 30cm có dùng móc nhựa gài nắp để tiện cho việc kiểm tra và cho ăn. Lồng được treo trên bè nổi cách nhau 0,5m và ở độ sâu 2-5m. Có thể nuôi tôm hùm ở dưới, nuôi bào ngư ở trên.

Mật độ nuôi 60-100 con/lồng, khi bào ngư đạt 20-25mm sang lồng nuôi mật độ 30 con/lồng. Cho ăn rong câu chỉ vàng, rong mơ thái vụn, 3-4 ngày cho ăn một lần. Sau 1 tuần nuôi, cần vệ sinh lồng nuôi, diệt trừ địch hại, vớt thức ăn thừa, xác bào ngư chết… Hàng tháng thay lồng nuôi mới.

Nuôi thả đáy trên bãi đá dọc bờ biển: Nuôi bào ngư ở vùng trung triều có độ sâu khi triều xuống còn 1-2m nước, độ mặn cao và ổn định 30-35‰, dòng chảy tương đối, không có nước ngọt chảy vào. Ngoài các loại rong, cần cho ăn rong câu chỉ vàng để tăng cường thức ăn cho bào ngư. Trước khi thả phải ương bào ngư giống trong bể xi măng cho tới khi bào ngư được 15mm thì thả giống. Mật độ nuôi từ 15-20 con/lồng. Sau 9-10 tháng nuôi, bào ngư đạt kích cỡ thương phẩm 5-6cm (30-35 con/kg) thì thu hoạch.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 01/12/2020
Ngọc Như
Kỹ thuật

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 05:24 03/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 05:24 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 05:24 03/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 05:24 03/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 05:24 03/10/2024
Some text some message..