Kỹ thuật nuôi cá sủ đất

Cá sủ đất là loài cá sống ở tầng đáy, ở gần bờ, phân bố ở vùng biển Đại dương miền Nam Nhật Bản, vùng biển Hải Thành thuộc Đông Nam Trung Quốc, Ấn Độ Dương, vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới, Việt Nam.

con cá sủ đất

Tên tiếng VIệt: Cá sủ đất

Tên khoa học: Nibea dicanthus Lacépède 1802

Thuộc lớp cá xương Osteichthyes

Họ cá đù Sciaenides

Cá sủ đất là loài cá sống ở tầng đáy, ở gần bờ, phân bố ở vùng biển Đại dương miền Nam Nhật Bản, vùng biển Hải Thành thuộc Đông Nam Trung Quốc, Ấn Độ Dương, vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới, Việt Nam.

Với đặc tính dễ nuôi, lớn nhanh, cá sủ đất là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Có thể nuôi lồng bè hoặc nuôi ao, đầm, bể xi măng. Tận dụng diện tích mặt nước biển và các ao cũ nuôi tôm hiệu quả kém. Mật độ thả cá 1 - 2 con/m2 (ao, đầm) và 3 - 5 con/m3 (bể, lồng bè); Sau 2 năm, ước tính tỷ lệ sống trên 70%, trọng lượng cá 3 -  5 kg/con, năng suất 1,2 - 1,5 tấn/1.000 m2 (ao đầm) và 12 - 16 kg/m3 (lồng, bè). Giá bán cá thương phẩm hiện khoảng 130.000 - 145.000 đồng/kg, lợi nhuận là 40.000 - 50.000 đồng/kg.

Cá sủ đất có hình thon dài, thân dài hơi dẹt bên, chiều dài thân bằng 3,9 - 4,2 lần chiều cao. Màu thân từ màu đen trên lưng đến hơi sáng ở bụng. Vây đuôi màu tối. Khoảng cách giữa mắt và đầu không có vẩy, bộ phận đầu trừ mõm, xương trước mắt và xương dưới mắt ra đều có vẩy. Mắt trung bình, miệng rộng ở phía trước, hơi thấp và hơi lệch phía dưới, môi mỏng, có thể co duỗi được.

Môi trường sống: Là loài cá nhiệt đới, á nhiệt đới, nhiệt độ có thể sống từ 5 – 34 độ C, nhiệt độ thích hợp là 20 – 30 độ C.

Độ mặn: cá sủ đất là loài rộng muối, có thể sống được trong khoảng từ 8‰ - 40 ‰, thích hợp nhất là 15‰ - 30‰.

Oxy hoà tan: từ 5 – 10 mg/l. Ánh sáng: 1000 – 5000 lux.

Tập tính ăn:

Cá sủ đất là loại cá ăn tạp thiên về động vật. Tính ăn thay đổi theo các giai đoạn phát triển cá thể. Khi còn ở giai đoạn nhỏ chúng ăn các loại như luân trùng; nguyên sinh động vật; ấu trùng hầu, hà; Copepoda; Artemia khi lớn trên 3 cm thì chuyển sang ăn các loại cá nhỏ, tôm nhỏ, các loại thịt động vật thân mềm; giai đoạn cá giống lớn, nuôi thương phẩm cá sử dụng được thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến.

Sinh trưởng:

Cá sủ đất thuộc loài có tốc độ sinh trưởng nhanh. Ở nhiệt độ trung bình 27 – 29 độ C sau 15 – 17 giờ ấp trứng cá thụ tinh phát triển thành cá bột; ở nhiệt độ 24 – 26 độ C cá nở sau 22 - 24 giờ; sau 50 – 55 ngày tuổi cá phát triển thành cá giống cỡ 3 – 4 cm.

Nuôi thương phẩm trong ao, lồng sau 1 năm nuôi cá đạt cỡ thương phẩm 1,5 – 2 kg/con, sau 3 năm tuổi có thể đạt tới 10 kg.

Chọn giống:

Lựa chọn cá giống theo cảm quan:

cá sủ đất
Hình: Cá sủ đất giống

Cá giống có hình thuôn dài, thân màu nâu đen, trên thân xuất hiện các đám màu nâu và đen xem kẽ nhau.

+ Cá giống đồng đều về kích thước, hơn kém nhau không quá 2 cm.

+ Kích thước 8- 10cm hoặc 10- 12cm.

+ Không dị hình dị tật.

+ Không bị sây sát và dấu hiệu bệnh lý.

+ Cá khỏe mạnh bơi quấn theo đàn trong bể, lồng lưu giữ giống.

Chọn giống theo kích cỡ:

- Lấy mẫu:

Dùng vợt vớt ngẫu nhiên 30 con trong bể/lồng lưu giữ cá. Vợt 3- 4 lần ở các khu vực khác nhau dựa vào thau/thùng dựng mẫu có chứa 8- 10 lít nước lấy trực tiếp từ trong bể/lồng lưu giữ mẫu.

- Đo khối lượng và chiều dài cá:

Nhẹ nhàng bắt từng con đo chiều dài và đo khối lượng cá. Đo tối thiểu 30 con/mẫu. Ghi chép số liệu và tính chiều dài, khối lượng trung bình như sau:

+ Đo chiều dài trung bình: Đo lần lượt chiều dài của 30 con, cộng tổng chiều dài 30 con và chia cho 30, ta thu được chiều dài trung bình của 1 con.

+ Khối lượng trung bình: Cân lần lượt khối lượng của 30 con, cộng tổng khối lượng 30 con và chia cho 30, ta thu được khối lượng trung bình của 1 con.

đo chiều dài cá sủ
Hình: Đo mẫu chiều dài cá sủ đất

Thuần hóa cá giống:

Thuần hóa cá giống nhằm nâng cao tỉ lệ sống, tránh cá bị sốc do môi trường chủ yếu liên quan đến hai yếu tố là nhiệt độ và độ mặn. Hai hình thức vận chuyển phổ biến hiện nay là vận chuyển kín bằng bao nilon chứa oxy và vận chuyển hở bằng văng thông thủy hay thùng vận chuyển chuyên dụng.

Cách thuần hóa như sau:

Thuần hóa nhiệt độ:

Thuần hóa khi vận chuyển kín:

- Chuyển túi chứa cá ngâm trong lồng chuẩn bị nuôi khoảng 10 - 15 phút để cân bằng nhiệt độ trong túi với môi trường.

- Mở miệng túi cho nước tràn vào từ từ.

- Nghiêng túi cho cá bơi dần ra ngoài.

- Chú ý: Không mở túi đổ cá ngay ra lồng.

Thuần hóa khi vận chuyển bằng thùng:

- Thay nước từ từ vào thùng vận chuyển.

- Mỗi lần thay 10-15% nước.

- Định kỳ thay nước sau 5-7 phút/lần.

- Sau 25-30 phút chuyển cá sang lồng nuôi.

Thuần hóa độ mặn:

- Xác định độ mặn ở nơi thả cá.

- Đề nghị nơi cung cấp giống nâng/hạ độ mặn đến độ mặn xác định được ±3‰ (tăng không quá 5‰/ngày và giảm không quá 5‰/ngày).

- Thực hiện các thao tác như thuần hóa nhiệt độ.

Tắm phòng bệnh cho cá giống:

Chuẩn bị dụng cụ:

- Dụng cụ sử dụng để tắm cá bao gồm: bể bạt 2-4m3 hay thùng composite: 0,5-1m3, máy sục khí sách tay và hệ thống dây sục khí 2-3 m gồm 04-06 quả khí, bình áp quy, vợt, xô chậu..

Chuẩn bị thuốc, hóa chất:

- Thuốc, hóa chất có thể dùng 1 trong các loại sau:

+ Nước ngọt (không kèm theo hóa chất).

+ Formol: 150-200 ml/m3 nước biển.

+ Thuốc tím: 5-7gr/m3 nước biển.

Pha thuốc, hóa chất:

- Formol: 150 - 200 ml/m3 nước biển, hoặc.

- Thuốc tím (5- 7gr/m3 nước biển).

- Trường hợp sử dụng nước ngọt, lồng độ thuốc và thể tích nước cũng tương tự như nước biển.

Tắm cho cá:

tắm cho cá sủ
Hình: Bể bạt chuẩn bị sẵn sàng cho tắm cá

Cá có thể được tắm ngay khi cá mới chuyển đến nếu còn khỏe hoặc tắm sau 01 ngày nếu cá yếu.

- Chuẩn bị dụng cụ như trên

- Pha thuốc với lồng độ như sau:

+ Formol: 150- 200 ml/m3 nước biển, hoặc

+ Thuốc tím: 5- 7gr/m3 nước biển.

- Tắm trong thời gian 15- 20 phút khi sử dụng hóa chất và 5- 7 phút khi tắm với nước ngọt.

- Tắm khi trời mát, sáng sớm hay chiều tối.

Thả cá giống:

Xác định thời điểm thả cá giống:

Cá sủ đất thường được thả vào tháng 4-5 dương lịch ở miền Bắc và quanh năm ở miền Nam.

Xác định mật độ thả:

Mật độ thả phụ thuộc vào kích cỡ. Kích cỡ cá đạt 8- 10cm, thả với mật độ 8- 10con/m3 lồng, kích cỡ 10-12cm thả 7- 8con/m3 lồng.

Thả cá giống:

- Giống được thả sau khi đã thuần hóa nhiệt độ và độ mặn

- Thả giống vào những hôm thời tiết mát mẻ, vào sáng sớm 6-8h hoặc chiều muộn 16-17h.

Cần lưu ý: đối với cá sủ đất các thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm sây sát, mất nhớt cá. Không nên dùng vợt, các thao tác đong đếm nên dùng ca, chậu, xô.

Đánh giá cá giống sau khi thả:

- Vớt những con cá chết ngay sau khi thả

- Thường xuyên quan sát cá giống sau khi thả, cá quện đàn chứng tỏ chất lượng tốt

- Vớt và ghi chép số lượng cá chết trong 7 ngày

- Tỉ lệ chết quá 20%, cần thả bù cho đủ số lượng

Cho cá ăn và kiểm tra sinh trưởng

Xác định loại và chất lượng thức ăn:

Xác định loại thức ăn:

Cá tạp bao gồm các loại cá nhỏ, nhuyễn thể như cá duội, cá cơm, cá mực, ruột hầu hà, tép moi,...

cho cá sủ ăn
Hình: Thức ăn cá tạp sử dung cho cá sủ đất

Thức ăn công nghiệp được chế biến dưới dạng viên nổi, kích cỡ theo giai đoạn phát triển của cá. Thành phần dinh dưỡng đòi hỏi theo yêu cầu của từng loài cá khác nhau và theo giai đoạn phát triển.

Xác định chất lượng thức ăn:

Cá tạp thường có chất lượng không ổn định, thay đổi theo mùa vụ và loại thức ăn khác nhau, cách bảo quản. Yêu cầu đối với thức ăn là cá tạp cần phải tươi, không bị ươn thối. Trước khi cho ăn cần rửa cá tạp bằng nước biển loại bỏ chất bẩn và tạp chất.

Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm tối thiểu 42% cho sinh trưởng và phát triển tốt, thức ăn có độ đạm giảm dần từ <40% đến 35% cho sinh trưởng chậm dần. Cá có khả năng sử dụng tốt với nhiều loại thức ăn công nghiệp khác nhau.

Xác định cỡ thức ăn:

Thức ăn là cá tạp tùy theo giai đoạn phát triển của cá, giai đoạn cá còn nhỏ cần băm nhỏ theo cỡ miệng, giai đoạn cá lớn có thể để nguyên con.

Thức ăn công nghiệp cho cá ăn cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với cỡ miệng của cá. Trường hợp cho cá ăn không phù hợp cỡ miệng hiệu quả bắt mồi của cá sẽ giảm. Cỡ viên thức ăn phù hợp cho cá theo giai đoạn như sau:

Bảng. Mối qua hệ giữa kích cỡ cá và kích cỡ thức ăn công nghiệp sử dụng

STT         Khối lượng cá (gr)     Kích cỡ thức ăn CN ( mm)
1                10-50                          2-3
2                 50-150                       3-4
3                 150-500                     4-6
4                  500-1000 6-8,           8-10
5                  ≥1000                     10-12

Xác định lượng thức ăn cho cá

Xác định khẩu phần ăn

Xác định khẩu phần ăn dựa vào loại thức ăn và khối lượng cá sủ đất. Khối lượng thức ăn theo ngày của cá sủ đất được tính dựa vào bảng 7-2.

Bảng: Khẩu phần ăn cá sủ đất theo loại thức ăn và giai đoạn phát triển

STT Kích cỡ cá (gr)
Khẩu phần thức ăn (%)
Cá tạp Thức ăn công
nghiệp
1 ≤50 12- 15 6-8
2 50-200 10- 12 4-6
3 200-500 8- 10 3-4
4 ≥500 5-7 2,5-3

Xác định khối lượng cá nuôi trong lồng

Xác định khối lượng cá dựa vào tỉ lệ sống và khối lượng trung bình cá nuôi.

Tỉ lệ sống của cá sủ đất có thể ước lượng thông qua sổ nhật ký theo dõi lượng cá chết hàng ngày hoặc thông qua đếm toàn bộ cá trong lồng. Khối lượng trung bình được xác đinh thông qua cân mẫu 30 con.

Khối lượng trung bình: Cân lần lượt khối lượng của 30 con, cộng tổng khối lượng 30 con và chia cho 30, ta thu được khối lượng trung bình của 1 con.

Khối lượng cá lồng nuôi: Khối lượng trung bình 1 con cá x số lượng cá trong lồng.

Xác định số cá trong lồng được thực hiện thông qua các bước sau:

- Chuẩn bị dung cụ và vật liệu: dừng cho cá ăn ít nhất 01 bữa trước khi đếm, chuẩn bị xô, chậu, vợt, gang tay và sổ ghi chép.

- Xác định thời gian thực hiện: sáng sớm hay chiều mát, khi thời tiết mát mẻ

- Mở nắp lồng và nhấc can cố định lồng

- Cán lồng lưới cho cá gọn sang 1 bên

- Đếm số lượng cá và ghi chép số liệu

- Thả can cố định và đan lại mặt nắp lưới lồng.

Tính khối lượng thức ăn theo ngày/lồng

- Các căn cứ để tính lượng thức ăn theo ngày/lồng:

+ Dựa vào tổng khối lượng đàn cá nuôi trong lồng. Công việc tính khối lượng cá được xác định vào cuối mỗi tháng nuôi để tính lượng thức ăn cho một tháng.

+ Dựa vào khẩu phần ăn được xác định theo loại thức ăn và theo khối lượng trung bình của đàn cá.

- Phương pháp tính:

Ví dụ: Khối lượng trung bình cá là 0.5 kg, số lượng cá trong lồng là 200 con, khẩu phẩn ăn cá tạp của cá là 6% khối lượng thân, khối lượng thức ăn theo ngày được tính như sau:

Khối lượng thức ăn theo ngày = 0.5 kg/con x 200 con x 0,06 = 6 kg

Cho cá ăn:

Chuẩn bị thức ăn:

Cân thức ăn

- Các bước chuẩn bị:

+ Cân đĩa: tùy thuộc khối lượng thức ăn.

+ Xô, chậu, ca.

- Cân thức ăn: Dựa vào khối lượng thức ăn được xác định, tiến hành cân thức ăn cho các ô lồng nuôi. Ghi chép khối lượng thức ăn từng ô lồng để đảm bảo cho ăn chính xác.

Xử lý thức ăn

Cá tạp được rửa sạch trước khi xay hoặc băm nhỏ cho phù hợp với kích cỡ miệng cá trong giai đoạn cá nhỏ hơn 100gr. Giai đoạn cá lớn trên 100g băm thức ăn to dần và ăn cả con giai đoạn sau. Trước khi xay hoặc băm nhỏ, cá tạp cần rửa sạch và loại bỏ tạp chất.

Thức ăn công nghiệp: có thể nên ngâm 5 – 10 phút bằng nước ngọt trước khi cho cá ăn ở giai đoạn cá còn nhỏ để tránh hiện tượng cá ăn quá no.

Đối với cả hai loại thức ăn, khi cần trộn vitamine C hoặc thuốc vào thức ăn, cần nghiền thuốc nếu ở dạng viên thành bột, hòa thuốc với nước ngọt và trộn đều vào thức ăn trước 15 phút để thuốc ngấm vào thức ăn.

Phương pháp cho ăn

Cho ăn theo phương pháp 4 “định” như sau:

- Định chất lượng thức ăn: Thức ăn không bị ôi, thối, chứa mầm bệnh và có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.

- Định vị trí: Cho ăn theo những vị trí xác định, định vị trí tầng mặt, vì cá chỉ bắt mồi tầng mặt, không bắt mồi khi thức ăn đã chìm.

- Định số lượng: Xác định được số lượng thức ăn đầy đủ cho cá phụ thuộc vào loại thức ăn, giai đoạn phát triển, cho ăn đúng phần trăm khối lượng cá.

- Định thời gian: Cho ăn ngày 02 lần vào sáng sớm (6-8h) và chiều mát (16-18h chiều).

Kiểm tra hoạt động bắt mồi của cá:

Hoạt động bắt mồi của cá phụ thuộc vào sức khỏe của cá, thời tiết, môi trường, thức ăn. Hàng ngày theo dõi tình trạng hoạt động và mức độ bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau 1 giờ cho cá ăn, kiểm tra nếu thấy thức ăn còn thừa, cần vớt bỏ để tránh gây nhiễm bẩn môi trường nuôi.

Cho cá ăn trên cơ sở lượng thức ăn đã tính toán và dựa vào lượng thức ăn có dư thừa sau 01h cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn. Thông thường cá ăn hết thức ăn, thì điều chỉnh lượng thức ăn tăng 5% và cá không ăn hết thì giảm lượng cho ăn 5%.

Chú ý khi cá bị bệnh, thời tiết quá lóng, lạnh thì giảm lượng thức ăn từ 10- 30%

Kiểm tra sinh trưởng:

Định kỳ hàng tháng kiểm tra sinh trưởng cá sủ đất. 02 chỉ tiêu cần quan tâm là đo chiều dài và khối lượng trung bình, tuy nhiên kiểm tra khối lượng là chủ yếu.

Thu mẫu cá

Trước thời điểm lấy mẫu, dừng cho cá ăn 01 bữa. Thông thường dừng bữa ăn chiều hôm trước và lấy mẫu đo tăng trưởng sáng hôm sau. Nhấc can cố định lồng và kéo 01 bên lưới lồng lên đến khi cá tập trung và có thể dùng vợt vớt được. Dùng vợt vớt ngẫu nhiên 30 con cá sủ đất chuyển vào thau (với cá nhỏ) hay thùng nước (với cá lớn), sục khí nếu cần thiết. Lưu ý dùng xô, chậu để múc cá, hạn chế dùng vợt.

Cân và tính khối lượng trung bình

Nguồn: Bộ nông nghiệp và PTNT. Giáo trình nuôi cá sủ đất - Chương trình nghề Nuôi cá lồng bè trên biển (trình độ sơ cấp nghề). Biên soạn: Ths Lê Văn Thắng, Ths Nguyễn Văn Quyền, ThS Nguyễn Văn Tuấn, Ths Ngô Thế Anh, Ths Ngô Chí Phương.
Đăng ngày 03/10/2015
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:41 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:41 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:41 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:41 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 18:41 15/11/2024
Some text some message..