Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực tại Kiên Giang

Tôm càng xanh là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, ít rủi ro, thời gian nuôi từ 5- 6 tháng. Tuy nhiên, với giống tôm càng xanh toàn đực lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với giống tôm càng xanh thông thường.

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực tại Kiên Giang
Tôm càng xanh toàn đực phát triển nhanh và kích cỡ đều hơn tôm càng xanh thông thường

Để nuôi tôm càng xanh toàn đực đạt hiệu quả cao, người nuôi cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Thiết kế ao, ruộng nuôi

- Đối với ruộng có diện tích 01 ha, cần thiết kế 1.000- 2.000 m2 ao ương vèo.

- Cải tạo thật tốt ao ương vèo và ruộng nuôi:

+ Đối với ao vèo (hay còn gọi là ao ương): Dùng để ương tôm post trước khi thả ra ruộng nuôi, thời gian ương dưỡng khoảng 60 ngày; do đó cần phải cải tạo thật kỹ, đúng quy trình để nâng cao tỷ lệ sống và cho ra một đàn tôm tốt. Sau khi thu hoạch lúa, dọn sạch rơm rạ, sên vén bùn đáy mương, đưa nước vào ngâm rửa; sau đó rút cạn nước, bón vôi bung với liều lượng 70-100 kg/1.000 m2, phơi đáy 2- 3 ngày. Thời gian này cần gia cố bờ bao, cống bọng, rào lưới ngăn địch hại xâm nhập vào ao vèo.

+ Đối với ruộng nuôi: Cải tạo giống như ao vèo, nhưng đối với rơm rạ có thể đưa nước vào ngâm cho chúng phân hủy tự nhiên, sau đó xới, tháo nước rửa mặt ruộng vài lần để giảm bớt chất dinh dưỡng và khí độc trong đất.

2. Lấy nước và xử lý nước

- Bước 1: Chọn con nước tốt lấy vào ao, ruộng nuôi; nước phải đạt các tiêu chuẩn sau: độ mặn từ 0- 7‰, nước không nhiễm phèn, pH từ 6,5- 7, độ kiềm từ 40 mg/lít trở lên, nước trong sạch, không phù sa, không bị phát sáng. Nước phải được bơm qua túi lọc bằng vải KT để ngăn trứng cá, trứng tép và các loại chất lơ lửng khác, đây là khâu rất quan trọng trong khâu ương vèo. Mực nước trên mặt ruộng phải đạt từ 60 cm và dưới mương từ 80 cm trở lên.

- Bước 2: Lấy nước xong để 3- 5 ngày, nếu thấy có cá tạp thì tiến hành thuốc cá diệt tạp. Trường hợp độ mặn trên 5‰ nên sử dụng saponine 15- 20 g/m3, ngâm saponine qua đêm và tạt khắp ao, ruộng nuôi khi trời nắng tốt. Nếu độ mặn từ 5‰ trở xuống thì sử dụng rễ dây thuốc cá 10- 15 g/m3, nên tạt lúc trời mát. Tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật để thuốc cá.

- Bước 3: Sau khi diệt tạp tiến hành khử trùng nước, nhất là trong ao vèo, để đảm bảo không còn mầm bệnh trong nước khi thả tôm; sử dụng thuốc tím 3- 5 g/m3 hoặc iodine 1,5 kg/ha.

- Bước 4: Trước khi gây màu nước, cần phải kiểm tra các yếu tố như pH phải đạt 7,0 và độ kiềm từ 40 mg/lít, nếu thấp hơn thì sử dụng vôi bung kết hợp Dolomite hoặc Super Canxi, liều lượng 100- 150 kg/ha. Lưu ý, nếu độ kiềm quá thấp nên tạt Dolomite vào ban đêm, khoảng 22- 23 giờ.

- Bước 5: Gây màu nước; chọn 1 trong 2 cách sau để gây màu nước:

+ Cách 1: Sử dụng 1 trong 3 loại phân vô cơ sau: DAP 15 kg/ha hoặc NPK (20-20-0) 15 kg/ha hoặc Urê + lân (tỷ lệ 1:1) 15 kg/ha, ngâm cho tan hoàn toàn rồi tạt đều xuống ao lúc trời nắng tốt.

+ Cách 2: Sử dụng 3 kg cám gạo + 1 kg bột cá loại tốt + 1 kg bột đậu nành, tất cả nấu chín sau đó ủ với men vi sinh 2 ngày rồi hòa nước tạt cho 1.000 m3 nước.

Sau 5- 7 ngày nước sẽ lên màu xanh vỏ đậu hoặc màu nâu cánh gián, kiểm tra các yếu tố môi trường ổn định ở mức cho phép như pH từ 7,5- 8,5, độ kiềm từ 80- 120 mg/lít, độ trong 30- 40 cm thì tiến hành thả giống.

Lưu ý, khâu gây màu nước khá quan trọng ở giai đoạn ương tôm post. Màu nước lên ổn định, độ trong từ 30- 40 cm chứng tỏ có tảo phát triển, đây là yếu tố giúp ổn định các yếu tố môi trường. Ngoài ra, tảo còn là mắt xích trong chuỗi thức ăn đầu tiên, kích thích động vật phù du và động vật đáy phát triển - là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm post, góp phần nâng cao tỷ lệ sống và tăng cường sức khỏe cho tôm.

3. Lựa chọn tôm giống và thả giống

Chọn mua tôm càng xanh giống có chất lượng tốt từ các trại sản xuất có uy tín, tôm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng; tôm phải đồng đều về kích cỡ từ 1,2- 1,5 cm, tỷ lệ đồng cỡ trên 90%; thân tôm cân đối, đuôi xòe khi bơi lội; tôm bám vào thành bể, lội ngược dòng, phản xạ nhanh với tiếng động; ruột đầy thức ăn. Nếu mua tôm càng xanh toàn đực phải có hợp đồng bảo đảm tỷ lệ đực trên 95%.

Thời điểm thả tôm là lúc sáng sớm hay chiều mát. Khi vận chuyển tôm về nhà, nên kiểm tra độ mặn. Nếu chênh lệch độ mặn dưới 5‰ thì có thể thả thẳng xuống ao, cần ngâm bọc tôm trong ao từ 15- 20 phút để cho nhiệt độ nước bên ngoài và trong bọc cân bằng, sau đó mở bọc cho nước vào từ từ và cho tôm bơi ra ngoài. Nếu chênh lệch độ mặn từ 5‰ trở lên phải có thời gian để thuần dưỡng, cần chuẩn bị các dụng cụ như thùng, bể và sục khí. Thời gian thuần phụ thuộc vào độ mặn chênh lệch, trung bình mỗi giờ thuần được 4‰.

Mật độ thả nuôi: Giai đoạn ương vèo, từ 50- 80 con/m2.

4. Quản lý và chăm sóc

- Cần định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường phải trong giới hạn cho phép: pH = 7,5- 8,5; độ kiềm 80- 120 mg/lít; độ trong 30- 40 cm; màu nước ổn định màu xanh vỏ đậu hay nâu cánh gián.

- Giai đoạn ương vèo, tháng đầu cần cho tôm ăn 4 lần/ngày, liều lượng thức ăn từ 1,5- 2 kg/ngày cho 100.000 post ở tuần đầu tiên, tuần kế tiếp lượng thức ăn gấp 1,5 lần tuần đầu; chọn thức ăn có chất lượng tốt 35- 42% đạm, kích cỡ viên thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm. Tháng thứ 02 cho ăn 2 lần/ngày cho đến khi 60 ngày thì bắt ra san qua ruộng nuôi.

- Có thể sử dụng chài, kéo lưới để bắt tôm san qua ruộng nuôi, thời điểm thực hiện lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh cho tôm bị sốc. Khi bắt tôm, tiến hành bẻ càng rồi thả qua ruộng nuôi thương phẩm.

- Trong ao ương vèo và ruộng nuôi nên bố trí một số chà chất thành đống để tôm có chỗ lẩn trốn vào chu kỳ lột xát.

* Phương pháp bẻ càng:

Phương pháp bẻ càng được thực hiện trên tôm càng xanh toàn đực, sau khi bẻ càng giúp cho tôm lớn nhanh hơn, tăng kích cỡ và cải thiện màu sắc khi thu hoạch, hạn chế hao hụt do ăn thịt lẫn nhau vào những ngày lột xát.

Lưu ý bẻ càng ở vị trí khớp gần cơ thể và tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng để hạn chế tôm bị thương bằng cách giữ chặt hai càng, để tôm búng tự nhiên. Sau thời gian nuôi thêm 3- 4 tháng, hai càng tôm sẽ tự mọc trở lại.

Sau khi bẻ càng và cho ra ruộng nuôi, chăm sóc tôm bình thường, ngày cho ăn 02 lần bằng các loại thức ăn chuyên dùng cho tôm và có thể bổ sung thêm khoai, dừa, lúa mọng.

KN Gò Quao, Kiên Giang
Đăng ngày 11/10/2018
Nguyễn Thanh Nhanh
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 03:24 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 03:24 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 03:24 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:24 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 03:24 26/11/2024
Some text some message..