Kỹ thuật phòng chống nắng nóng trong nuôi tôm cá

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng kéo dài, kèm theo các cơn mưa làm suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến sức khoẻ của động vật nói chung và động vật thủy sản nói riêng gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Kỹ thuật phòng chống nắng nóng trong nuôi tôm cá
Tăng cường quạt nước khi trời nắng nóng sẽ giúp xáo trộn nước, qua đó sẽ tránh hiện tượng phân tầng trong ao, đảm bảo ôxy hòa tan.

Khi nắng nóng trong thời gian dài làm các loại tảo trong ao phát triển mạnh làm giảm lượng Ôxy và tăng lượng khí độc trong nước (NH3, H2S,...) do quá trình phân hủy các chất hữu cơ ở đáy ao nuôi diễn ra mạnh; đồng thời là điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cho tôm, cá phát triển. Để chủ động phòng bệnh cho các đối tượng thủy sản trong ao nuôi, đảm bảo năng suất, tốc độ tăng trưởng bà con cần chủ động áp dụng một số biện pháp kỹ thuật phòng chống nắng nóng như sau:

 1. Đối với ao nuôi tôm: 

  * Các ao nuôi tôm đang phát triển.

-  ‎Cho tôm ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, không bị ẩm mốc và hạn chế lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi. Trong thời gian thời tiết nắng nóng nên giảm lượng thức ăn hàng ngày chỉ cho ăn 60- 70% lượng thức ăn so với bình thường.

- Bổ sung các Vitamin C, khoáng, men vi sinh đường ruột, chất bổ gan, nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.

- Có nguồn nước dự trữ trong ao chứa được xử lý sạch các mầm bệnh ‎để cấp nước vào ao nuôi khi cần thiết để duy trì độ sâu và giảm độ mặn nước ao nuôi. Lưu ý nên cấp nước vào ban đêm, tránh cấp nước vào ban ngày làm cho tảo phát triển mạnh làm thiếu hụt Ôxy vào ban đêm.

- Duy trì mực nước thấp nhất từ 1,4 - 1,5 m, đồng thời tăng thời gian quạt nước ao nuôi 24/24h và các thiết bị cung cấp Ôxy để tăng hàm lượng Ôxy và tránh hiện tượng phân tầng nước trong ao.

 - Quản lý khí độc NH3, H2S trong ao nuôi: để hạn chế khí độc trong ao nuôi cần quản lý độ pH ổn định, định kỳ dùng men vi sinh xử lý đáy ao và siphông loại thải các chất thải ra ngoài, xử lý đảm bảo đúng quy trình kỷ thuật.

 - Kiểm soát tảo: Trong quá trình nuôi không để màu nước quá dày, đậm, duy trì độ trong 30 – 35 cm. Vì vậy, cần có chế độ cho ăn hợp lý nhằm hạn chế lượng chất thải trong ao nuôi. Trường hợp tảo phát triển mạnh nên thay một phần nước vào ban đêm (nếu có nguồn nước đã được xử lý đảm bảo) hoặc dùng vôi CaCO3 liều lượng 10kg/1000m3, hòa với nước tạt đều trong ao nuôi, đánh vào ban đêm (từ 20 – 22 h) liên tục trong thời gian 3 đêm để diệt bớt tảo, sau đó dùng chế phẩm sinh học làm ổn định môi trường đáy ao nuôi.

 - Giăng các loại lưới lam 1/2 hoặc 1/4 diện tích ao nuôi để hạn chế nắng nóng chiếu xuống ao.

*  Các ao nuôi tôm đạt kích cỡ thương phẩm hoặc bị bệnh.

- Đối với các ao nuôi tôm đạt kích cỡ thương phẩm cần tiến hành thu hoạch. 

- Đối với những ao nuôi tôm có biểu hiện bất khác thường, hoặc nghi tôm bị bệnh phải báo ngay với cán bộ thú y xã, UBND xã, HTX, tổ cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án xử lý và phòng bệnh hiệu quả hơn.

 2. Đối với ao nuôi cá: 

-  Luôn giữ mực nước khoảng 1,5 - 2m

- Cho cá ăn vào sáng sớm và chiều mát; giảm từ 5-10% lượng thức ăn cho cá ăn vào những ngày nắng nóng; Cho ăn đủ lượng, đủ chất, bổ sung men tiêu hóa tăng cường bổ sung VitaminC để tăng sức đề kháng cho cá.

- Nên có các khung bèo hoa dâu khoảng 1/4 -1/3 diện tích ao nuôi làm nơi trú nắng cho cá.

- Đối với ruộng nuôi, chỗ trũng nuôi cũng nên có độ sâu từ 1,5- 1,8m, bờ ruộng phải được nén chặt, tránh rò rỉ thẩm lậu gây thất thoát nước, chủ động được nguồn nước cấp để có thể dâng mực nước lên mức cần thiết. 

- Đối với các bể nuôi thủy sản, cần có mái che, ngăn chặn bức xạ nhiệt hoặc nước mưa xuống bể. Làm mát bằng cách phủ rơm rạ hoặc có thể trồng các loại cây dây leo phủ kín mái; chủ động nguồn nước cấp khi cần thiết. 

- Tuyệt đối không xả thải phân chuồng trực tiếp xuống ao nuôi; hạn chế kéo cá để tránh xây xát, gây bệnh cho cá.

- Định kỳ 1 tháng/lần, sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn trong môi trường ao nuôi.

- Nắng nóng kéo dài, cường độ chiếu sáng trong ngày lớn làm tảo phát triển mạnh gây nên hiện tượng "tảo nở hoa " trong ao nuôi dẫn đến thiếu hụt lượng Ôxy trong ao, hiện tượng cá nổi đầu về đêm và sáng sớm. Đặc biệt sau các cơn mưa tảo chết hàng loạt làm biến đổi các yếu tố lý hóa của môi trường gây ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng và khả năng nhiễm bệnh của động vật thủy sản.

Để hạn chế tác hại của hiện tượng " tảo nở hoa" người nuôi cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

+ Trong mùa nắng nóng thường xẩy ra các đợt mưa lớn, thời gian ngắn cần bón vôi nông nghiệp, xung quanh bờ ao trước khi mưa với lượng khoảng 10 - 15kg/ha. Nếu mưa lâu nên xả bớt nước ở tầng mặt.

+  Nếu ao nuôi có độ trong < 30cm và có màu không ổn định nên tiến hành bón men vi sinh nhằm hạn chế chất hữu cơ trong nước ngăn ngừa sự phát triển của tảo.

+ Thường xuyên quan sát ao nuôi vào lúc nửa đêm và sáng sớm, nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu tiến hành dùng quạt nước, thuyền tạo sóng...đồng thời thay 30% lượng nước trong ao.

- Mật độ cá thả nuôi (phù hợp với phương thức nuôi: thâm canh hoặc quảng canh) không nên thả quá dày để đảm bảo môi trường nuôi đủ ôxy.

- Định kỳ 1 tháng cho cá ăn tỏi xay nhuyễn với liều lượng 50g tỏi/10kg cá/ngày, sử dụng trong 5-7 ngày liên tục; hoặc dùng thuốc KN04-12 lượng dùng 200gam thuốc trộn đều vào 100kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 - 5 ngày để phòng bệnh cho cá.

 - Những ao nuôi cá đã đạt kích cỡ, trọng lượng thu hoạch cần chủ động thu tỉa để giảm mật độ nuôi hoặc thu toàn bộ vào thời điểm thích hợp.

Trên đây là một số biện pháp hướng dẫn về cách phòng và quản lý môi trường ao nuôi trong mùa nắng nóng, khuyến cáo bà con áp dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả cho nghề nuôi.

TTKN Nghệ An
Đăng ngày 21/06/2019
Tạ Quang Sáng
Kỹ thuật

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 08:00 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 14:12 26/04/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 15:35 30/04/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 15:35 30/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 15:35 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 15:35 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 15:35 30/04/2024