Kỹ thuật ương tôm thực chiến

Kỹ thuật ương tôm thẻ chân trắng đạt yêu cầu, hạn chế tối đa tôm bị sốc, phân đàn, bệnh, hao hụt trong quá trình ương.

tôm giống
Tôm giống đạt yêu cầu là tiền đề để có vụ nuôi hiệu quả. Ảnh: globalseafood.org

Giai đoạn ương tôm giống có tính quyết định đến chất lượng bầy tôm, đảm bảo yếu tố thành công cho giai đoạn nuôi tiếp theo, ảnh hưởng đến độ đồng đều bầy tôm, tăng trưởng, sức khoẻ, khả năng đề kháng dịch bệnh, tỷ lệ sống…Do vậy, việc chăm sóc tôm con trong môi trường ương có kiểm soát chủ động các thông số môi trường sẽ góp phần tạo ra bầy tôm giống khoẻ mạnh, sẵn sàng cho một vụ nuôi hiệu quả.

Chuẩn bị bể ương, nước ương khi ương tôm thẻ

Để bắt đầu cho một mô hình ương đạt mục tiêu đề ra như trên, trước tiên, việc chuẩn bị hồ ương, nước ương, được thực hiện trước đó 5 – 7 ngày. Hiện nay ương post tôm thẻ chân trắng thường dùng hồ tròn nổi thể tích 200 – 300 m3, có mái che hoặc không có mái che, tuỳ theo khả năng tài chánh của bà con nuôi tôm. Chiều cao hồ 1.2 m, nhưng khi lấy nước vào ương, bà con nên lấy ở mức 0,7 – 0,8 m nước. Hồ được trang bị hố gom chất thải, máy sục khí 3 KV/h, sủi oxy số lượng theo kích thước hồ. Có thể dùng hồ vuông, bo tròn góc, diện tích 200 – 300 m2, độ sâu tương tự hồ tròn trên.

Xử lý nước là khâu quan trọng, nước được dẫn từ kênh cấp, qua hồ lắng lọc, qua hệ thống xử lý zic zac kết hợp thuốc tím KMNO4, chất lắng tụ PAC [Al2(OH)nCl6-n]m hay Al2O3, Chlorin Ca(OCl)2, nước đã qua xử lý chứa sẵn trong ao sẵn sàng. Khi chuẩn bị ương tôm, dẫn nước từ ao sẵn sàng sang ao, nước hồ ương chuẩn bị trước 3 – 5 ngày, mức nước hồ ương 0,7 – 0,8 m, chạy sủi.

xử lý nước
Xử lý nước là khâu quan trọng. Ảnh TQH

Tiến hành gây nuôi vi sinh có lợi cho hồ ương, tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, tạo màu nước vàng vỏ đậu (gây nuôi màu tảo khuê). Có rất nhiều cách gây nuôi vi sinh có lợi, tạo tảo khuê, trong ao ương bà con nuôi tôm đang áp dụng. Ở đây, chúng tôi giới thiệu một trong những cách gồm đường cát vàng (2kg), EM gốc hoặc chế phẩm sinh học (500g), thức ăn tôm 43% (2 kg), muối ăn (1 kg), hoà 180 – 200 lít nước, sục khí hỗn hợp trên 24 – 48 giờ trở lên. Tạo Floc vi sinh có lợi, tạt vi sinh xuống hồ ương, ao nuôi, trước khi thả tôm giống 1-2 ngày, chạy quạt hỗ trợ oxy, bổ sung vi sinh liên tục 5 ngày đầu. 

Bên cạnh đó, nên đánh thêm khoáng trong hồ ương trước khi thả post 1 ngày, nhằm tạo độ kềm ổn định, khoáng đầy đủ, tránh sốc tôm sau khi thả. Ngoài ra, nên dùng thêm chống sốc, ổn định môi trường, tạo thuận lợi cho tôm post phát triển, hạn chế bị sốc sau khi thả ít ngày.

Đối với tôm post, cần làm việc với cơ sở sản xuất giống kỹ về độ mặn nơi dự kiến ương, nuôi. Tôm post sốc mặn hao hụt rất lớn, số tôm còn lại chịu nhiều ảnh hưởng, trong quá nuôi sẽ phân đàn, chậm lớn, dễ bệnh, sức khoẻ kém. Độ mặn nơi sản xuất và nơi thả giống hạn chế chênh lệch quá ≥ 1 ‰ dễ gây sốc và hao hụt cho tôm post. Bà con nên thả giống chiều mát, tôm mới về, chiều cắt cử không cho ăn, ngày hôm sau mới bắt đầu cho tôm ăn. 

Mật độ ương tôm thẻ

Mật độ ương tôm phụ thuộc vào diện tích ao, hồ ương, chất lượng nước ương, kỹ thuật vận hành, điều kiện kinh tế…ương mật độ 1.000 – 2.000 post/m3. Thời gian ương tốt nhất thông thường 15 – 20 ngày, hạn chế ương kéo dài, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, sức khoẻ tôm con trong hồ.

ương tôm thẻ
Tôm thẻ được ương với mật độ 1.000 – 2.000 post/m3. Ảnh: Bio Clean Aqua.

Dinh dưỡng khi ương tôm thẻ

Bà con dùng các loại thức ăn phù hợp phát triển tôm con như thức ăn dạng bột, dạng mảnh, 1.0 mm, chọn thức ăn có hàm lượng đạm ≥ 40 %.

Lần ăn trong ngày: 5 – 7 lần (hệ tiêu hoá tôm post còn yếu, nên cho ăn nhiều cữ, tôm con dễ tiêu hoá thức ăn).

Trong đó, thức ăn bột: sử dụng 1 - 3 ngày đầu. Ngày đầu tiên cho tôm post ăn: 0.15 – 1,12 kg; (áp dụng cho 100.000 postlarvae), ngày thứ 2, ngày thứ 3, tăng 50 - 100 g/ngày, tuỳ theo chất lượng môi trường, khí hậu, sức khoẻ tôm ương.

Thức ăn mảnh (0.4 - 0.6 mm): sử dụng ngày thứ 4 – đến ngày thứ 14, mỗi ngày tăng 120 - 150 g. Thức ăn 1.0 mm: sử dụng thời gian ương còn lại, mỗi ngày tăng 150 – 200 g. Loại thức ăn, lượng ăn, thời gian sử dụng, tuỳ thuộc từng bầy tôm, điều kiện môi trường hồ ương, thời tiết, khí hậu…có thể gia giảm hoặc tăng thêm theo thực tế.

Sau 20 - 25 ngày ương, tuỳ theo tăng trưởng từng bầy tôm, khi chuyển sang giai đoạn nuôi mới, hay san tôm qua ao nuôi mới, bà con có thể dùng thức ăn cỡ viên 1.2 mm cho tôm ăn.


Dinh dưỡng cho tôm cần được chú ý dù ở giai đoạn nào. Ảnh: Tepbac

Khi cho tôm ăn, nên rải đều thức ăn khắp các vị trí trong bể vèo (không chạy quạt khi cho ăn). Tuỳ sức khoẻ tôm, chất lượng môi trường, điều kiện thời tiết…ngày thứ 7: thức ăn sử dụng tối đa 3.0 kg/ngày. Ngày thứ 15 - 20: thức ăn sử dụng tối đa 6.5 - 7.0 kg/ngày. Tập cho tôm vào vó ăn thức ăn từ ngày 10 - 15 (lấy 1g/kg thức ăn sử dụng trong ngày/vó, tăng dần đến 5g/kg thức ăn sử dụng trong ngày).

Phòng trị bệnh trong ương tôm thẻ 

Định kỳ 5 ngày tạt vi sinh, đánh khoáng, vôi nóng, sau những cơn mưa lớn, giúp pH, độ kiềm môi trường ởn định, giúp tôm tạo vỏ, hạn chế sốc cho tôm khi thời tiết thay đổi. Lượng khoáng, vôi nóng, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất.

Giảm hoặc ngưng cho tôm ăn khi thời tiết xấu, trời mưa, tôm lột xác, tôm yếu, môi trường không tốt... Chủ động chạy thêm quạt nước khi mưa, tránh phân tầng thông số môi trường, nhất là thông số nhiệt độ, oxy.

Bổ sung vào thức ăn thêm Premix, Beta glucan, vitamin C, vi sinh, Enzym hỗ trợ tiêu hoá, chất hỗ trợ gan... Dinh dưỡng bổ sung cho tôm giống ăn hàng ngày (trộn trước ăn 30 p), dinh dưỡng bổ sung cho ăn từ ngày ương nuôi thứ 10.


Chất lượng tôm post sẽ quyết định các giai đoạn nuôi tiếp theo.

Trong giai đoạn ương tôm giống, bệnh phổ biến các mô hình ương tôm thường gặp nhất là chết sớm (gan tuỵ EMS). Do tôm post còn nhỏ, trong giai đoạn này nếu bà con dùng hoá chất hoặc kháng sinh để phòng trị bệnh, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, tôm dễ phân đàn, chậm lớn, hao hụt. Giải pháp phòng ngừa là hiệu quả nhất, thông qua vi sinh có lợi bổ xung định kỳ, khoáng, Beta glucan, men đường ruột, Yucca, zeo… chủ động bổ xung vào ao ương. Bà con có thể ủ các loại trên, tạt trực tiếp xuống ao định kỳ, để tôm hấp thu qua mang. Chủ động bổ xung khoáng, Yucca, Zeo, Beta glucan…sau mỗi cơn mưa, hạn chế biến động môi trường, tụt pH, kiềm…gây sốc tôm.

Theo kỹ thuật trong bài thi sau 20 ngày ương, tôm giống đạt trong lượng trung bình 1.500 – 1.000 con/kg (1.0 – ≥ 1.2g/con) tiến hành san, chuyển, sang môi trường mới, để nuôi thẳng lên thương phẩm hoặc qua giai đoạn II, nuôi tôm lứa.

Đăng ngày 06/07/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 22:18 23/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 22:18 23/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 22:18 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 22:18 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 22:18 23/01/2025
Some text some message..