Kỳ vọng các phác đồ điều trị bệnh sữa tôm hùm

Bệnh sữa trên tôm hùm xuất hiện ở Việt Nam từ cuối năm 2007 và bùng phát thành dịch năm 2008 gây thiệt hại cho người nuôi tại các tỉnh miền Trung. Từ cuối tháng 2/2012 đến nay, bệnh sữa phát triển trở lại, trong đó tập trung tại hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã phối hợp với các nhà khoa học cùng địa phương tìm ra cách điều trị bệnh sữa trên tôm hiệu quả nhất, giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro…

tôm hùm bán

Bệnh sữa bùng phát trên tôm hùm khiến nhiều người nuôi ở TX Sông Cầu thiệt hại nặng - Ảnh: A.NGỌC

BA CÁCH ĐIỀU TRỊ

Đầu năm nay, người nuôi tôm hùm ở 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa bị thiệt hại nặng do tôm bị bệnh sữa. Riêng Phú Yên có khoảng 327.000 con tôm hùm mắc bệnh, trong đó ở TX Sông Cầu bị nặng nhất (xã Xuân Thịnh có tỉ lệ tôm mắc bệnh và chết đến 70% số tôm nuôi). Trước tình hình đó, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Chi cục Thú y Phú Yên, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Trường đại học Nha Trang và các chuyên gia đầu ngành về thủy sản tiến hành thử nghiệm một số phác đồ điều trị nhằm phổ biến cho người dân giúp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

Mới đây, nhóm chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra 3 phác đồ điều trị: Phác đồ 1, sử dụng Oxytetracyline 20% dạng tiêm, thuốc được pha với tỉ lệ 1 phần thuốc, 9 phần nước cất, tiêm với liều lượng 0,1ml/100g tôm; tiêm một lần, kết hợp với việc bổ sung chất dinh dưỡng và men tiêu hóa (từ ngày thứ 8 trở đi) cho tôm trong quá trình điều trị. Thời gian thực hiện trong 14 ngày. Phác đồ 2, sử dụng Doxycyclin 10% trộn vào thức ăn với liều lượng 7g/kg thức ăn trong 7 ngày; cho tôm ăn kết hợp với việc bổ sung chất dinh dưỡng và treo hóa chất Chlorine Dioxide để khử trùng tiêu độc, diệt ký sinh trùng trên tôm. Phác đồ này thực hiện trong vòng 10 ngày. Phác đồ 3, dùng Streptomycine Sulfate – 1.000mg pha với 10ml nước muối sinh lý (hoặc nước cất) tiêm cho tôm bị bệnh nặng, bỏ ăn với liều lượng 0,04ml thuốc đã pha/100g tôm; kết hợp với việc sử dụng Doxycyclin 10% trộn vào thức ăn với liều lượng 7g/kg thức ăn trong 5 ngày, sau đó giảm một nửa liều dùng trong 2 ngày tiếp theo (tổng thời gian dùng kháng sinh trong 7 ngày. Nếu còn bị bệnh thì dùng lại như ban đầu). Tôm cũng được bổ sung chất dinh dưỡng giống như phác đồ 2, ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 bổ sung thêm men tiêu hóa.

TIÊM TRỰC TIẾP HIỆU QUẢ HƠN

Ông Bùi Thái Hùng ở phường Xuân Đài (TX Sông Cầu), cho biết: “Tôi thực hiện đúng theo các hướng dẫn của Cục Thú y như bố trí mặt bằng, chuẩn bị ô lồng thí nghiệm, chọn những con tôm hùm bị bệnh và phơi nhiễm với bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng, theo dõi tôm bệnh. Khi tiêm kháng sinh trực tiếp vào tôm, tôi thấy phác đồ điều trị này rất hiệu quả”. Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, giảng viên Trường đại học Nha Trang (thành viên trong tổ nghiên cứu), hiện Oxytetracyline 20% là kháng sinh được phép sử dụng với giá rất rẻ, mỗi lọ 100ml chỉ khoảng 25.000 đồng nhưng lại điều trị được cho khoảng 1 tấn tôm hùm. Không chỉ điều trị bệnh sữa, thuốc này còn có hiệu quả để trị các loại bệnh như đen mang, đỏ thân trên tôm hùm. Phác đồ điều trị này được áp dụng cho cả tôm nhỏ bằng ngón tay. Thuốc kháng sinh Oxytetracyline 20% sẽ đào thải độc tố khỏi cơ thể tôm hùm chỉ sau 7 ngày, nếu tôm xuất bán sau khoảng thời gian này thì không còn tồn dư thuốc kháng sinh trong tôm hùm thương phẩm.

Qua tổ chức cho người nuôi tôm hùm tham gia thử nghiệm 3 phác đồ điều trị mà nhóm nghiên cứu đưa ra, ông Lê Văn Khoa, Trưởng phòng Thú y (Cục Thú y), cho biết: “Hiệu quả điều trị bệnh sữa trên tôm hùm của 3 phác đồ cho thấy tỉ lệ tôm hùm bị bệnh sau khi điều trị có biểu hiện hết dấu hiệu lâm sàng (theo quan sát biểu hiện lâm sàng: tôm có cơ bụng trong trở lại, lột xác được, khả năng hoạt động và bắt mồi bình thường). Trong 3 phác đồ điều trị thì phác đồ 2 có lượng tôm chết cộng dồn thấp nhất sau đó đến phác đồ 3 và phác đồ 1. Vì trong quá trình thí nghiệm người dân vẫn thường chọn tôm bị bệnh nặng để thử nghiệm phác đồ 1 nên trong những ngày đầu thường thấy số lượng tôm chết nhiều hơn ở các phác đồ khác. Đối với phác đồ 1 và 2, tỉ lệ tôm chết theo ngày có xu hướng giảm dần trong 10 ngày điều trị, trong khi đó ở phác đồ 3 thì tỉ lệ này diễn biến không theo quy luật trên. Đặc biệt, đối với phác đồ 1 thì không phát hiện sự xuất hiện của vi khuẩn trong mẫu máu tôm sau khi điều trị 20 ngày. Ngoài ra, phác đồ 3 ở những lô thí nghiệm có tỉ lệ tôm bị bệnh nặng thì tỉ lệ chết cao hơn những lô có tỉ lệ tôm bị bệnh nhẹ. Từ những kết quả so sánh và nhận định thực tế quá trình tiến hành thử nghiệm, các chuyên gia thủy sản đề xuất dùng Oxytetracyline 20% pha với tỉ lệ 1ml thuốc với 9ml nước cất tiêm cho tôm với liều lượng 0,1ml/100g tôm, kết hợp với bổ sung thuốc bổ trợ nâng cao sức đề kháng của tôm sẽ có hiệu quả tốt trong điều trị tôm hùm bị bệnh sữa”.

Ông Lê Văn Khoa cho biết thêm, người nuôi có thể dùng Doxycyclin trộn với thức ăn cho tôm hùm ăn kết hợp với thuốc bổ trợ nâng cao sức đề kháng cho tôm để phòng bệnh sữa cho tôm hùm. Các địa phương tổ chức tuyên truyền, tập huấn phác đồ điều trị và kỹ thuật tiêm tôm cho người nuôi. Đồng thời, tăng cường việc theo dõi, giám sát vùng nuôi báo cáo dịch bệnh theo hướng dẫn của Cục Thú y. 

Phú Yên
Đăng ngày 04/07/2012
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 03:54 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:54 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 03:54 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 03:54 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 03:54 05/11/2024
Some text some message..