Kỳ vọng từ con tôm, con cá

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2016, ngành nông nghiệp cần lựa chọn ngành hàng có lợi thế xuất khẩu và khai thác thị trường mới. Trong đó, lĩnh vực được coi là còn dư địa phát triển sản xuất lớn nhất hiện nay chính là thủy sản.

cá vược
Người dân xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) thu hoạch cá nước ngọt. Ảnh: Minh Huệ

Thách thức từ thiếu hụt nguyên liệu

Theo ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, để lấy lại đà tăng trưởng, ngành nông nghiệp cần mở rộng diện tích, thâm canh, rải vụ, tăng năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm đối với các loại nông sản có thế mạnh. Trong đó, lợi thế để tăng trưởng hiệu quả nhất hiện nay chính là thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tiếp đến là cây trồng đặc sản (rau và trái cây), phát triển kinh tế rừng.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thủy sản cả nước có những tín hiệu đáng mừng khi đem về cho đất nước hơn 3,15 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa thực sự khởi sắc do phải đối mặt với nhiều khó khăn từ biến đổi khí hậu, ngập mặn và nắng nóng kéo dài, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản và ô nhiễm môi trường...

Đặc biệt, việc thiếu hụt nguyên liệu thủy sản ngày càng gay gắt hơn trong những tháng gần đây, khiến nhiều nhà máy chế biến ở khu vực phía Nam chỉ hoạt động khoảng 50-60% công suất.

Tình trạng này dẫn đến các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu lên đến hàng trăm triệu USD để phục vụ chế biến, kinh doanh. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong nước đã nhập nguyên liệu thủy sản từ 75 nước và lãnh thổ để phục vụ cho hoạt động chế biến, xuất khẩu, với tổng giá trị nhập khẩu 485 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất 37%, sau đó là cá ngừ chiếm 17%...

Việc nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu, không chỉ khiến doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí, doanh thu sụt giảm mà còn bị động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đang trông mong vào vựa tôm 560.000ha ở ĐBSCL. Hiện các đầm nuôi tôm đang bước vào sản xuất, nếu thuận lợi, ngành sản xuất tôm sẽ bù đắp một phần sự sụt giảm trong lĩnh vực trồng trọt vừa qua.

Tuy nhiên, khu vực ĐBSCL hiện đang khan hiếm con giống, nếu không kiểm soát tốt, thủy sản sẽ không những không hỗ trợ được ngành tăng trưởng mà còn làm mất thị trường xuất khẩu.

Đáng chú ý, sự cố môi trường do Formosa gây ra đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở miền Trung. Ông Trần Đình Nam - Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh cho biết, công ty thành lập 23 năm nay, chuyên xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản và chưa bao giờ phải ngừng hoạt động. Nhưng riêng năm nay công ty phải ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu (sản lượng chế biến 6 tháng đầu năm chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước). Đáng nói là vấn đề thiếu nguyên liệu có nguy cơ kéo dài, do tâm lý của người dân lo sợ không bán được hàng...

“Chăm sóc” mạnh hơn cho lĩnh vực mũi nhọn

Phía VASEP mới đây cũng dự báo nguồn cung tôm và cá tra nguyên liệu sẽ thiếu hụt trong nửa cuối năm nay do ảnh hưởng thời tiết bất lợi từ đầu năm. Tuy nhiên, với sự hồi phục nhu cầu thị trường đối với mặt hàng tôm và cá tra, VASEP dự báo tổng xuất khẩu thủy sản năm 2016 vẫn sẽ tăng khoảng 8%, đạt 7,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 3 tỷ USD, tăng 10%; cá tra 1,6 tỷ USD, cá ngừ 500 triệu USD…

Về điều này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám nhận định, thế mạnh đầu tiên của thủy sản là đối tượng tôm nuôi nước lợ. Có thể không tăng sản lượng nhưng phải tăng chất lượng và giá trị, đồng thời sử dụng mọi biện pháp giảm giá thành, góp phần lấy lại đà tăng trưởng của toàn ngành.

"Riêng con tôm sú, chúng ta có thể đầu tư phát triển vì thị trường còn rất rộng. Còn tôm thẻ chân trắng, do phải cạnh tranh với nhiều nước khác nên chúng ta phải nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Đặc biệt, không để tồn dư lượng kháng sinh cũng như hóa chất cấm, đồng thời tăng cường mở rộng thị trường truyền thống cũng như tìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xuất khẩu" - Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

Bộ Công thương cũng dự báo, nếu xét theo chu kỳ thì xuất khẩu trong các tháng cuối năm luôn cao hơn những tháng đầu năm khoảng 10%. Ngoài ra, nhiều mặt hàng bắt đầu hưởng lợi từ các hiệp định thương mại mới ký kết, giúp hàng nông lâm thủy sản Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, mặt hàng thủy sản dự kiến xuất khẩu cả năm 2016 đạt kim ngạch khoảng 7,12 tỷ đô la Mỹ, tăng 8% so với năm 2015.

Trước đây Việt Nam chỉ có 3 thị trường xuất khẩu thủy sản chính là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản thì nay có thêm Trung Quốc (chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản). Hiện Việt Nam đang xuất khẩu thủy sản sang 144 thị trường, trong đó có 5 thị trường lớn nhất chiếm hơn 70% tổng kim ngạch gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 7 năm 2016 ước đạt 564 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2016 đạt 3,65 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 6 tháng qua.

Dân Việt, 04/08/2016
Đăng ngày 05/08/2016
Thiên Hương
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 02:11 09/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 02:11 09/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 02:11 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 02:11 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 02:11 09/05/2024