Lạ lẫm cảnh cá Koi Nhật Bản được nông dân nuôi tại ao ruộng bùn lầy ở TP.HCM

Sau gần 30 năm tâm huyết với đam mê nuôi cá cảnh, ông Quách Công Thanh (51 tuổi, ở Bình Chánh, TPHCM) đã thành công nuôi cá Koi bằng môi trường tự nhiên ở ao ruộng.

Cá koi nuôi ruộng
Cá Koi con sau 4 tháng là có thể xuất bán. Cá đẹp nuôi càng lâu giá càng cao. Những con cá lớn nặng từ 3-4 kg, dài 60 cm.

Ông Thanh (51 tuổi, sinh ra ở quận 8, TPHCM) bắt đầu khởi nghiệp nuôi cá cảnh từ cách đây 27 năm. Về sau, quận 8 quy hoạch nên ông chuyển đến nhiều nơi trên địa bàn TPHCM để thuê đất nuôi cá cảnh. Ông nuôi nhiều loại cá cảnh nhưng quy mô không lớn.

Ông Thanh cho biết, cách đây 2 năm, nhận thấy nhu cầu nuôi cá Koi làm cảnh đang phát triển mạnh nên ông thuê 3.000m2 đất ruộng ở Tân Kiên, Bình Chánh để đào ao nuôi. Cái khó trong việc nuôi cá Koi ở ruộng chính là việc cải tạo môi trường nuôi. Ao phải sâu từ 1-1,5 m. Bờ ao phải được làm kỹ để tránh triều cường tràn vào. Đồng thời cần phải xử lý nước trong ao về đúng với môi trường nuôi cá Koi rồi mới thả cá.

Cá Koi giống được ông Thanh mua từ trại cá Koi ở Bình Qưới, Thanh Đa, TPHCM. Trại cá giống này đã thành công sinh sản cá Koi F1 từ cá chép thuần chủng của Nhật. Cá Koi không phải là cá bản địa, nhưng bản chất cũng gần giống cá chép Việt, nên sau một thời gian cá Koi cũng thích nghi với môi trường tự nhiên.

Nguồn nước sử dụng để nuôi cá Koi được lấy từ  nước trồng lúa, nước mưa. Sau đó được kiểm tra và điều chỉnh bằng vi sinh để phù hợp với môi trường sống của cá Koi.

ao nuôi cá koi
Ông Thanh có 2 ao nuôi cá Koi, mỗi ao có diện tích khoảng 700 m2. Mật độ trung bình một con cá Koi/m2.

Từ đam mê nuôi cá, ông đã nghiệm ra nhiều điều trong chọn lọc tự nhiên. Khi môi trường thay đổi, có vài con cá bị bệnh nếu dùng thuốc chữa sẽ vô tình gây bệnh cho những con cá khỏe mạnh.

"Nhiều người nuôi cá thường nghĩ rằng, cá bệnh sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, cần phải thay nước mới, làm như vậy sẽ gây sốc môi trường, cá rất dễ chết. Cách tôi thường sử dụng là làm cho môi trường nuôi được cân bằng trở lại bằng vi sinh tự ủ, bằng vôi", ông Thanh chia sẻ.

Theo ông Thanh, hệ thực vật trong môi trường nuôi gồm có cỏ, rau muống mọc bò ra ngoài mặt nước sẽ trở thành "máy lọc nước" để làm sạch nguồn thức ăn dư thừa, phân cá thải ra. Bên cạnh đó, rễ cỏ luồn vào trong đất sẽ hút hết các chất hữu cơ gây hại như sắt, phèn. Cỏ còn giúp chống xói mòn bờ ao gây đục nước và  tạo một không gian kín đáo, giúp cá yên tâm, không bị căng thẳng khi bơi lội sát bờ.

ủ vi sinh
Bình vi sinh PSB do ông Thanh tự ủ, có tác dụng làm sạch lượng thức ăn dư thừa còn tồn đọng trong ao. Sau 5-7 ngày, ông Thanh sẽ sử dụng 2 bình 6 lít rải đều trên mặt ao 700m2.

"Con vi sinh này nó hoạt động giống như nhân viên vệ sinh, nó ăn hết những chất hữu cơ dư thừa trong nước, đồng thời nhả ra chất khí có lợi cho môi trường sống của cá", ông Thanh nói.

Trên mặt ao cũng có hệ thực vật để tăng cường sự trao đổi chất trong nước. Đây cũng là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của cá. Nguồn thức ăn cho cá Koi cũng khá đa dạng, có thể sử dụng đạm từ động vật, các loại tinh bột, rau củ quả.

Ông Thanh cho biết, con cá đẹp là cá không bị khiếm khuyết đuôi, vây, tay bơi, râu, nắp mang, mỏ miệng, mắt... Độ thon, dày của lưng, chiều ngang phải cân đối.

Có 3 loại cá Koi thường thấy, cá Koi Nhật Bản là loại thuần chủng được nhập trực tiếp từ Nhật Bản về Việt Nam, đây là loại có giá thành cao nhất. 

Cá Koi F1 là loại của ông Thanh đang nuôi, giống từ 70-80% so với cá thuần chủng. Chúng được lai từ bố mẹ đều là cá chép Nhật thuần, nhưng nuôi tại Việt Nam. Giá thành cũng tương đối cao nhưng vẫn rẻ hơn so với Koi thuần chủng. Tùy theo độ tuổi, giá cá Koi F1 tại TPHCM dao động từ  350.000-500.000 đồng/kg. Riêng cá Koi con của F1 (cá Koi Việt Nam) có giá từ 200.000-300.000 đồng/kg.

Cá Koi là một loại cá chép (Cyprinus carpio) thông thường đã thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh, cá được nuôi phổ biến tại Nhật Bản, có quan hệ họ hàng gần với cá vàng. Cá chép Koi và các mảng màu trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn, được xem là quốc ngư Nhật Bản. Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, nổi tiếng nên chúng rất đắt giá. Tại nhiều phiên đấu giá ở Nhật, giá trị một con cá Koi có thể lên đến 2 triệu đô.

Dân Trí
Đăng ngày 18/10/2021
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 14:09 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 14:09 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 14:09 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:09 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 14:09 02/12/2024
Some text some message..