Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

Chiết xuất lá ổi - thảo dược giảm độc tính thuốc trừ sâu trên cá rô phi.

chiết xuất thảo dược nuôi cá
Bổ sung chiết xuất lá ổi trong chế độ ăn giúp gảm tác động của thước trừ sâu đến cá rô phi

Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá. Hơn nữa, các loại thảo dược này còn thúc đẩy quá trình tăng trưởng, làm giảm độc tính của nhiều hợp chất hóa học, kim loại nặng đối với cá. Thảo dược tiềm năng được nói đến ở đây chính là ổi, được bổ sung vào thức ăn để cải thiện sự tăng trưởng, sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh ở nhiều loài cá, chúng là lựa chọn tốt nhất để thay thế cho kháng sinh.

Lá ổi chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa. Do đó chiết xuất lá ổi được sử dụng làm phụ gia trong thức ăn để thúc đẩy tăng trưởng, chống oxy hóa và tăng phản ứng miễn dịch của nhiều loài cá. 

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá sự độc hại của thuốc trừ sâu (Cypermethrin) đối với sự tăng trưởng, phản ứng sinh hóa và phản ứng miễn dịch cũng như việc bổ sung chiết xuất lá ổi trong chế độ ăn để giảm thiểu những thay đổi do thuốc trừ sâu gây ra ở cá rô phi. 

Kết quả xác định liều gây chết 50% (LC50) ở 96 giờ của Cypermethrin đối với cá rô phi giống là 5,88 μg/L và liều bắt đầu gây chết là 0,294 μg/L, cho thấy thuốc trừ sâu cực kỳ độc hại.  

Các bạch cầu đóng một vai trò quan trọng trong miễn dịch không đặc hiệu, nó thể hiện tình trạng sức khỏe của cá. Khi cá tiếp xúc với thuốc trừ sâu (Cypermethrin) cho thấy sự sụt giảm rõ rệt về số lượng tế bào bạch cầu và hồng cầu, nồng độ hemoglobin (Hb) và chỉ số Ht (hematocrit). Mặt khác, cá rô phi được cho ăn giàu chiết xuất lá ổi thì số lượng tế bào bạch cầu và hồng cầu, nồng độ Hb và mức Ht đã tăng lên đáng kể. 

Theo kết quả của nghiên cứu này, cá bị nhiễm độc thuốc trừ sâu được bổ sung chiết xuất lá ổi trong chế độ ăn thì các chỉ số tế bào bạch cầu và hồng cầu, nồng độ hemoglobin (Hb) và chỉ số hematocrit (Ht) cũng gần như ở mức bình thường. Điều này có thể là do các hợp chất phenolic trong chiết xuất lá ổi, liên kết với màng hồng cầu bảo vệ chúng khỏi các độc tính thuốc trừ sâu.


Ổi là loài cây ăn trái phổ biến, bên cạnh đó lá cũng là thảo dược hiệu quả trong nuôi trồng thủy san·

Ở cá, glucose và cortisol được xem như là chất đánh dấu stress. Trong nghiên cứu này, nghiệm thức bị nhiễm độc thuốc trừ sâu (Cypermethrin) cho thấy sự gia tăng đáng kể nồng độ glucose và cortisol so với nhóm đối chứng. Hơn nữa, ở nghiệm thức này cũng suy giảm đáng kể hoạt động của enzyme AChE (Acetylcholinesterase) trong huyết thanh, có thể là dấu hiệu của stress do nhiễm độc thuốc trừ sâu. Mặt khác, khi cá nhiễm độc thuốc trừ sâu (Cypermethrin) được bổ sung chiết xuất lá ổi trong chế độ ăn dẫn đến việc giảm đáng kể nồng độ glucose và cortisol kèm theo sự gia tăng hoạt động của enzyme acetylcholinesterase (AchE). 

Tổng số protein trong huyết thanh có thể được phân loại chủ yếu thành hai nhóm; albumin và globulin, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch ở cá. Chiết xuất lá ổi trong nghiên cứu này đã làm tăng hàm lượng protein, albumin và globulin trong huyết thanh.

Nghiên cứu này cho thấy hàm lượng protein, globulin và albumin thấp ở cá bị nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhưng lại tăng khi được bổ sung chiết xuất lá ổi trong chế độ ăn, điều này cho thấy tác dụng kích thích miễn dịch của chiết xuất lá ổi đối với cá rô phi. Việc sử dụng chiết xuất lá ổi giúp tăng cường hoạt động của các enzyme liên quan đến miễn dịch (protease, antiprotease và peroxidase) trong chất nhầy của cá rô phi.

Nhiễm độc thuốc trừ sâu đã làm chậm quá trình phát triển của cá. Sự chậm trễ này có thể liên quan đến căng thẳng sinh lý do độc tính thuốc trừ sâu đã giảm sự thèm ăn của cá dẫn đến lượng thức ăn không đủ và giảm lượng protein và lipid trong cơ thể cá.

Người ta nhận thấy rằng việc bổ sung chiết xuất của lá ổi đã thúc đẩy tăng trưởng, kích thích sự thèm ăn, tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh cũng như giảm căng thẳng ở cá. Các hợp chất hoạt tính sinh học của chiết xuất lá ổi như tinh dầu, axit béo, tannin, alkaloids, axit phenolic, flavonoid….đã kích thích sự tiết ra các enzyme tiêu hóa dẫn đến sự gia tăng đáng kể lượng thức ăn và sự tăng trưởng của cá. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh chế độ ăn giàu chiết xuất lá ổi đã làm giảm sự xâm nhập của Vibrio harveyi trên da, lá lách và gan ở cá do đó làm giảm sự lây nhiễm của các vi khuẩn này và cải thiện khả năng kháng bệnh. Việc bổ sung chiết xuất lá ổi có thể được coi là một phương pháp hiệu quả đầy hứa hẹn chống lại bệnh do loài Vibrio gây ra cho cá rô phi. 

Thuốc trừ sâu (Cypermethrin) là vô cùng độc hại, làm chậm quá trình phát triển, thay đổi các phản ứng sinh hóa cũng như miễn dịch ở cá. Chính vì thế, nên bổ sung chiết xuất lá ổi trong chế độ ăn để làm giảm độc tính của thuốc trừ sâu gây ra. Đồng thời, việc bổ sung chiết xuất lá ổi cũng kích thích sự thèm ăn, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng bệnh của cá.

Đăng ngày 31/07/2020
Sương Phạm
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 08:55 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 08:55 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 08:55 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 08:55 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:55 26/12/2024
Some text some message..