Lactobacillus fermentum giúp chống lại bệnh gây chết đến 70% trên cá chẽm

Nghiên cứu mới đây của Trương Thị Hoa cho thấy vi khuẩn Lactobacillus fermentum rất có tiềm năng trong sản xuất chế phẩm ứng dụng sinh học trong nuôi trồng thủy sản giúp tăng cường miễn dịch cho vật chủ.

Cá chẽm (Lates calcarifer) hay còn gọi là cá vược.

Cá chẽm (Lates calcarifer) hay còn gọi là cá vược là một loài cá dữ điển hình rộng muối, thịt ngon và giá trị kinh tế cao. Gần đây cá chẽm đã được nuôi ngày càng rộng rãi bằng các hình thức nuôi lồng và nuôi trong ao đầm nước lợ. Mạnh mẽ nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu. Trong những năm gần đây, thành công của những mô hình nuôi cá chẽm đã khẳng định đây là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Do quá trình thâm canh tăng cao sức sản xuất nên xuất hiện một số bệnh do vi khuẩn trên cá chẽm điển hình là bệnh do vi khuẩn Streptococcus iniae gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Nghiên cứu của Creeper và Buller, 2006 cho thấy bệnh do vi khuẩn S. iniae có thể gây ra tỷ lệ chết lên đến 70% ở giai đoạn cá chẽm giống.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus fermentum vào thức ăn lên sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cá chẽm.

Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp. 

Nghiệm thức đối chứng âm (NT 1): Không bổ sung vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn và không cảm nhiễm vi khuẩn Streptococcus iniae vào xoang bụng cá

Nghiệm thức đối chứng dương (NT2): Không bổ sung vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn và cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae vào xoang bụng cá sau 14 ngày thí nghiệm với liều tiêm là 1,9x105 CFU/mL/cá

Nghiệm thức 3 (NT 3): Bổ sung vi khuẩn L. Fermentum vào thức ăn, mật độ 109 CFU/g thức ăn và không cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae

Nghiệm thức 4 (NT 4): Bổ sung vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn, mật độ 109 CFU/g thức ăn và cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae vào xoang bụng cá sau 14 ngày cho ăn với liều tiêm là 1,9x105 CFU/mL/cá. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chẽm cho ăn thức ăn có bổ sung L.fermentum có số lượng hồng cầu và tổng bạch cầu tăng so với nghiệm thức không bổ sung L. fermentum vào thức ăn. Số lượng tế bào hồng cầu và tổng bạch cầu của cá ở NT 3 và NT 4 ở các ngày 14, 21 và ngày thứ 28 cao hơn so với NT 1 và NT 2 (<0,05). 

Ở thời điểm 21 ngày thí nghiệm: số lượng tổng bạch cầu và khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết thanh cá chẽm ở NT 4 cao hơn so với NT 2, hoạt tính lysozyme ở NT 4 cao hơn NT 2. Bạch cầu là thành phần cơ bản của hệ thống miễn dịch, với chức năng bảo vệ cơ thể, bạch cầu có vai trò thực bào và đáp ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh xâm nhập và các nhân tố bất lợi khác.

Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của cá cho thấy ở NT 2 và NT 4, sau khi cảm nhiễm S. Iniae đến 28 ngày thí nghiệm lần lượt là 23,7% và 52,3%. Điều này cho thấy ở NT 4, cá được cho ăn thức ăn bổ sung L.fermentum và cảm nhiễm S. iniae có tỷ lệ sống cao hơn so với NT 2 (không bổ sung L. fermentum vào thức ăn và cảm nhiễm S. iniae). Trong khi đó ở NT 1 và NT 3 không cảm nhiễm S. iniae, tỷ lệ sống của cá là 100%.
Như vậy có thể thấy rằng việc bổ sung vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn đã kích hoạt số lượng bạch cầu tăng lên từ rất sớm (ngày thứ 14), giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn S. iniae
Kết quả từ nghiên cứu đã góp phần cơ sở vào quá trình sản xuất chế phẩm sinh học ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản để kháng lại một số bệnh do vi khuẩn gây ra.
Đăng ngày 08/11/2021
Như Huỳnh
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 02:56 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 02:56 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 02:56 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 02:56 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:56 23/01/2025
Some text some message..