Lãi cao nhờ nuôi cá sạch

Nuôi cá chạch đồng theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Nguyễn Văn Thỉnh (SN 1979, thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) không phải lo đầu ra, thị trường ổn định.

cá chạch đồng
Tỉ phú cá chạch đồng Nguyễn Văn Thỉnh. Ảnh: Mai Chiến.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất có truyền thống nuôi trồng các loại thủy sản, trong đó cá chạch đồng là giống bản địa, có từ rất lâu đời nên ngay từ nhỏ anh Thỉnh đã biết đến loài cá này.

Năm 2010, nhận thấy cá chạch đồng đang có xu hướng phát triển, nắm bắt thời cơ “vàng”, anh bỏ tất cả công việc ở xa với mức lương khá cao để trở về quê lập nghiệp, làm bạn với cá chạch.

Nghĩ là làm, anh Thỉnh quyết định “đổ” 1 đống tiền lớn vào mảnh đất hơn 1 mẫu để đầu tư, cải tạo ao nuôi, mua con giống. Tuy nhiên, anh thất bại ngay từ vụ nuôi đầu tiên. Lý do mua phải giống cá trôi nổi, sức đề kháng kém. Thiệt hại 100%, không còn con nào sống sót.

Được sự động viên của gia đình, anh Thỉnh giành nhiều thời gian đi tham quan các mô hình nuôi các chạch đồng khác; đồng thời tự mày mò, ghi chép, nghiên cứu thêm các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật, cách chăm sóc cá chạch đồng trên mạng internet.

Có trong tay cuốn sổ kinh nghiệm, anh tự tin hơn. Nhưng lần này, anh không liều như trước, anh chọn phương châm làm “chậm mà chắc”, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, mô hình chăn nuôi cá chạch đồng của gia đình anh phát triển thuận lợi từ năm 2015 cho đến nay.

Trải qua thời gian dài, diện tích ao nuôi được mở rộng. Đến nay, gia đình anh đang quản lý và canh tác gần 50 ao, với tổng diện tích 10ha; trong đó 7ha nuôi cá chạch thương phẩm, 3ha sản xuất con giống. Quy trình sản xuất hoạt động theo chuỗi khép kín. Sạch từ trang trại đến bàn ăn.

“Với 3ha sản xuất con giống, mỗi năm gia đình tôi sản xuất được khoảng 5 triệu con giống. Toàn bộ con giống đều giữ lại để nuôi thương phẩm. Cá chạch thương phẩm được gia đình chế biến thành các món ăn như cá chạch kho, sấy khô, nướng… Bên cạnh đó, gia đình cũng cung cấp cá chạch tươi sống cho các cửa hàng, người dân có nhu cầu”, anh Thỉnh chia sẻ.


Cá chạch đồng có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh. Ảnh: Mai Chiến.

Nhờ chăn nuôi trong môi trường nước an toàn, nguồn thức ăn đảm bảo nên đàn cá lúc nào cũng khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm, ngon. Hơn nữa, cá chạch đồng có hàm lượng canxi cao hơn so với các loài cá nước ngọt khác, do đó được người tiêu dùng ủng hộ.

Vừa qua, sản phẩm cá chạch kho của gia đình anh đã được UBND tỉnh Nam Định công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hạng 3 sao.

Nói về đặc tính của loài cá này, anh Thỉnh cho hay, cá chạch đồng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, dễ nuôi, dễ chăm sóc; thi thoảng phát hiện một số con mắc bệnh nấm, nhưng không đáng lo ngại, bởi bệnh này dễ xử lý.

Thức ăn chủ yếu là cám gạo, đậu tương ủ với men vi sinh; môi trường nuôi phù hợp nhất là ao bùn. Nuôi được cả 2 mùa (hè - đông) trong năm. “Trong quá trình chăn nuôi, gia đình ghi chép nhật kí từng ngày, từng tháng, đầy đủ từ A - Z. Nguồn nước được xử lý trước khi đưa vào ao nuôi. Sau mỗi vụ nuôi, vệ sinh lại ao bằng vôi bột…”, anh Thỉnh nói.

Dẫn chúng tôi đi tham quan các ao nuôi, anh Thỉnh bật mí, cá chạch đồng có 2 loại, gồm chạch bản địa (còn gọi là chạch bùn) và chạch lai. Trong đó, cá chạch lai cho năng suất, giá bán cao hơn chạch bản địa. Khoảng 35 - 40 con/kg, tùy theo kích cỡ. Hiện nay, gia đình anh đang nuôi cả 2 đối tượng này.

Theo tính toán của anh Thỉnh, trung bình 1ha cho thu hoạch 3 tấn cá chạch thương phẩm/vụ. Một năm nuôi 2 vụ. Như vậy, mỗi một vụ gia đình thu hoạch 21 tấn cá chạch đồng thương phẩm. Tổng sản lượng cả năm đạt trên 40 tấn cá thương phẩm. Sau khi trừ tất cả chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lãi trên dưới 1 tỉ đồng.

Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, gia đình anh còn liên kết với một số hộ gia đình nuôi cá chạch thương phẩm ở địa phương.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 31/12/2020
Mai Chiến
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 13:29 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 13:29 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 13:29 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:29 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 13:29 17/11/2024
Some text some message..