Lãi đậm, công nhàn với mô hình nuôi cá - ếch kết hợp

Tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, mô hình nuôi kết hợp giữa ếch và cá đang mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Nổi bật là anh Lâm Văn Hiệp, người đã mạnh dạn áp dụng mô hình này tại ấp 8, huyện Vị Thủy và đạt được hiệu quả kinh tế đáng kể.

cho ếch ăn
Anh Hiệp đang cho ếch ăn.

Hiện anh Hiệp sở hữu ao nuôi rộng hơn 600m², thả khoảng 8.000 con ếch trong vèo, kết hợp nuôi 300 con cá tra và 30kg cá sặc rằn. Mỗi năm, anh thực hiện từ 3 – 4 vụ nuôi, thời gian mỗi vụ kéo dài từ 2,5–3 tháng. Với kỹ thuật nuôi thuần thục và sự hỗ trợ của khuyến nông viên, sản lượng trung bình mỗi vụ đạt khoảng 1.200kg ếch thương phẩm, 300 con cá tra và 200–220kg cá sặc rằn.

Nhờ giá bán khá ổn định (ếch khoảng 50.000 đồng/kg, cá tra 40.000 đồng/kg, cá sặc rằn dao động từ 45.000–60.000 đồng/kg), sau khi trừ chi phí khoảng 30 triệu đồng/vụ, lợi nhuận thu về trên 40 triệu đồng.

So với nhiều mô hình chăn nuôi khác, việc nuôi kết hợp như thế này mang lại nguồn thu ổn định, thời gian quay vòng vốn nhanh, đặc biệt là ít gặp rủi ro về thị trường vì ếch và cá đều có nhu cầu tiêu thụ cao.

Theo anh Hiệp, ếch là loài thủy sản dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc và hiếm khi gặp dịch bệnh. Chỉ cần bổ sung thêm vitamin và men tiêu hóa, chi phí phòng bệnh được tiết giảm đáng kể. Mô hình này không đòi hỏi diện tích lớn, có thể tận dụng khoảng đất trống sau nhà để đào ao, đặt vèo và xây dựng bờ bao.

Điểm đặc biệt của mô hình kết hợp là tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng trong ao. Phân và màng da lột của ếch trở thành thức ăn tự nhiên cho cá, giúp cá phát triển nhanh mà không cần bổ sung quá nhiều thức ăn công nghiệp. Đồng thời, cá cũng làm sạch đáy ao, cải thiện chất lượng nước, giúp môi trường nuôi luôn ổn định, hạn chế dịch bệnh.

Anh Hiệp cũng bật mí bí quyết giảm hao hụt ếch giống: “Ếch con có thói quen cắn và ăn thịt lẫn nhau nên số lượng ếch giống sẽ hao hụt nhiều. Do đó, trước khi thả ếch giống nên trồng lục bình, hoặc rau muống phủ khắp mặt vèo. Ếch con nương tựa, trú ẩn vào thân rau, không tấn công lẫn nhau và tiếp nhận thức ăn đồng đều hơn”. 

Mỗi ngày, anh Hiệp cho ếch, cá tra và cá sặc rằn ăn 2 lần. Người nuôi rất nhẹ công chăm sóc, không phải bỏ ra nguồn vốn quá lớn và ếch thường không bị “dội hàng”, không trầy xước nên thương lái rất chuộng. Thời gian tới, gia đình anh Hiệp sẽ tiếp tục duy trì và đầu tư mở rộng diện tích nhằm đảm bảo nguồn cung tốt hơn cho thị trường, đồng thời sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân mình cho những ai muốn nuôi kết hợp ếch, cá tra và cá sặc rằn...

Với những ưu điểm nổi bật, mô hình nuôi kết hợp ếch và cá đang được chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng, tạo sinh kế bền vững, góp phần giúp người dân vươn lên làm giàu, cải thiện đời sống kinh tế.

Theo Huỳnh Công Kha - Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy

Đăng ngày 17/05/2025
Hoài An @hoai-an
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Cách diệt tảo lam phòng chống bệnh gan ruột cho tôm

Tảo lam, hay còn gọi là vi khuẩn lam, là một trong những mối nguy tiềm tàng nhưng thường bị đánh giá thấp trong quá trình nuôi tôm. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm công nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc kiểm soát tảo lam không chỉ đơn thuần là giữ môi trường nước trong lành, mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe gan và đường ruột của tôm – hai cơ quan trọng yếu nhất ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả vụ nuôi.

Tảo lam
• 11:24 24/06/2025

Hiệu quả nuôi tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về môi trường, dịch bệnh và chi phí sản xuất, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều hộ dân. Vậy mô hình có những đặc điểm gì nổi bật và vì sao ngày càng được bà con lựa chọn và đâu là các yếu tố quyết định hiệu quả của mô hình? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cái nhìn tổng quan và chi tiết về hiệu quả của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến – một hướng đi hứa hẹn cho tương lai ngành tôm Việt Nam.

Tôm sú
• 09:36 23/06/2025

Cá gì nuôi tốt tại khu vực miền núi?

Việt Nam có địa hình đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau, trong đó khu vực miền núi chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một phần vùng duyên hải miền Trung. Mặc dù điều kiện địa lý và thời tiết ở những khu vực này có phần khắc nghiệt hơn so với vùng đồng bằng, nhưng đây cũng là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá nước ngọt.

Nuôi cá
• 09:00 21/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 14:38 19/06/2025

Cách diệt tảo lam phòng chống bệnh gan ruột cho tôm

Tảo lam, hay còn gọi là vi khuẩn lam, là một trong những mối nguy tiềm tàng nhưng thường bị đánh giá thấp trong quá trình nuôi tôm. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm công nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc kiểm soát tảo lam không chỉ đơn thuần là giữ môi trường nước trong lành, mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe gan và đường ruột của tôm – hai cơ quan trọng yếu nhất ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả vụ nuôi.

Tảo lam
• 13:33 24/06/2025

Cá chuột: Người dọn dẹp chuyên nghiệp cho bể cá nhà bạn

Cá chuột là một trong những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ vì vẻ ngoài hiền lành, dễ thương mà còn bởi thói quen dọn dẹp đáy hồ vô cùng “siêng năng”.

Cá chuột
• 13:33 24/06/2025

Mỹ áp 0% thuế chống phá giá cho 7 doanh nghiệp cá tra Việt Nam

Ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức thông báo mức thuế chống bán phá giá (CBPG) từ kỳ rà soát hành chính thứ 20 (POR20) đối với phile cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Cá tra
• 13:33 24/06/2025

Nắm trọn bí kíp sang tôm không hao hụt, tăng hiệu quả vụ nuôi

Sang, chuyển tôm ra ao nuôi hoặc giai đoạn nuôi khác là kỹ thuật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, hoạt động sinh lý, tỷ lệ sống, sự phát triển của tôm. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, bởi dễ quản lý, giúp người nuôi giảm chi phí giai đoạn đầu, tiết kiệm thời gian nuôi, hạn chế ô nhiễm và giảm thiểu dịch bệnh.

Sang tôm
• 13:33 24/06/2025

Mưa kéo dài: Nguy cơ âm thầm gây suy kiệt và hao hụt tôm

Mưa kéo dài, một trong những “kẻ thù thầm lặng” gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm, khiến chúng yếu dần, dễ nhiễm bệnh và chết lai rai nếu người nuôi không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Xác tôm
• 13:33 24/06/2025
Some text some message..