Lãi "khủng" nhờ nuôi cá nước ngọt

Tận dụng diện tích mặt nước sẵn có, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá giống và cá thương phẩm. Mô hình này đem lại lợi nhuận gấp 10 lần so với trồng lúa.

Lãi "khủng" nhờ nuôi cá nước ngọt
Nghề nuôi cá đã giúp nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện có thu nhập gấp 10 lần trồng lúa. Ảnh: Đ.P

Tham gia hợp tác xã nuôi cá giống

Hợp tác xã (HTX) Cá giống xã Ia Peng được thành lập năm 2017 với 8 thành viên. Đến nay, HTX đã có 30 thành viên với diện tích nuôi cá 15 ha, hàng năm cung cấp ra thị trường 40 tấn cá giống và 5 tấn cá thịt.

Ông Nguyễn Đức Thắng-Giám đốc HTX Cá giống xã Ia Peng là người tiên phong nuôi cá giống ở Phú Thiện. Lúc đầu, ông nuôi cá trắm, cá chép rồi dùng kỹ thuật cho đẻ, sau đó ươm thành cá giống bán ra thị trường. Tuy nhiên, lượng cá con đẻ ra một lần quá lớn mà nhu cầu tại địa phương thì ít nên cung vượt cầu, không có hiệu quả. Vì vậy, 2 năm nay, ông chuyển hướng nhập cá bột từ Trung tâm Giống thủy sản Đak Lak về ươm rồi chuyển cho các thành viên HTX nuôi thành cá giống. Sau đó, HTX nhận bao tiêu cá giống cho thành viên.

Quy trình từ lúc nhập cá bột về đến khi sản xuất ra cá giống cung cấp cho thị trường hết 2 tháng. Theo tính toán, trừ thời gian vệ sinh ao hồ, nông dân sẽ nuôi được 6 lứa cá giống/năm. Tuy nhiên, hiện tại, các thành viên HTX Cá giống xã Ia Peng đang nuôi 5 lứa/năm. Mỗi héc ta thả 120 kg cá bột, sau 45 ngày thu về 2,2 tấn cá giống. Với giá cá giống bán cho HTX ổn định ở mức 55.000 đồng/kg, nông dân thu về 121 triệu đồng/lứa, 1 năm thu 605 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, các thành viên đạt lợi nhuận gần 300 triệu đồng/ha/năm, gấp 10 lần trồng lúa.

Tất cả 30 thành viên của HTX Cá giống xã Ia Peng đều làm ăn có lợi nhuận cao. Ông Nguyễn Văn Mỹ (thôn Thắng Lợi, xã Ia Sol) có hồ cá rộng 1 ha. Lâu nay, ông nuôi cá theo dạng tự nhiên, ít đầu tư nên thu nhập không đáng kể. Đầu năm 2019, ông gia nhập HTX Cá giống xã Ia Peng và được HTX hướng dẫn kỹ thuật, cho mượn tiền mua máy bơm, máy nghiền cỏ, đầu tư con giống cá bột. “Tôi đã nuôi được 2 lứa rồi. Mỗi lứa lãi 60 triệu đồng”-ông Mỹ cho biết.     

Uy tín của HTX Cá giống xã Ia Peng ngày càng nâng cao, thị trường tiêu thụ theo đó cũng không ngừng mở rộng. Hiện tại, mỗi ngày, HTX bán ra thị trường 2 tạ cá giống các loại. Ông Thắng cho biết, cá giống nước ngọt của HTX chủ yếu bán cho 30 đại lý trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Kon Tum, Đak Lak, Bình Định. Hiện tại, HTX mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của đại lý, không có cá giống để bán lẻ cho các hộ nuôi cá thịt tại địa phương.

Mở rộng diện tích nuôi cá

Huyện Phú Thiện có lợi thế về nuôi trồng thủy sản nhờ hệ thống mặt nước rộng lớn. Nghề nuôi cá nước ngọt vì vậy đã được người dân địa phương phát triển khá ổn định.

Ông Nguyễn Văn Chình (thôn Bình Nam, xã Ia Peng) có 1 ha lúa nước. Hai năm nay, ông đào 7 sào để nuôi cá trắm, còn 3 sào vẫn trồng lúa. Khi lúa làm đòng, ông cho dâng nước lên để cá ăn lúa. “Nuôi cá trắm trên ruộng lúa có sẵn nguồn thức ăn nên cá rất nhanh lớn, đỡ nhiều công đi cắt cỏ. Cá ăn hết đợt lúa này lại rút nước ra để sạ tiếp đợt lúa khác. Nuôi 6 tháng, cá trắm đã đạt bình quân 2-3 kg/con, tổng cộng 9 tấn cá bán được gần 300 triệu đồng, cao gấp 10 lần trồng lúa”-ông Chình thông tin.

Để phát huy lợi thế nuôi cá nước ngọt, chính quyền huyện Phú Thiện đã khuyến khích, tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích. “Mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đến liên hệ với HTX chúng tôi để nghiên cứu, tìm cách hỗ trợ phát triển nuôi cá giống nước ngọt trên địa bàn”-Giám đốc HTX Cá giống xã Ia Peng cho hay. Còn theo ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện, tổng sản lượng cá của huyện hiện nay mới chỉ khoảng 300 tấn/năm. Diện tích nuôi cá nước ngọt hiện vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng của địa phương. Tuy nhiên, với nguồn lợi nhuận cao và ổn định, gần đây, nghề nuôi cá nước ngọt ở địa phương đang thu hút nhiều hộ nông dân tham gia. “Nuôi cá nước ngọt đang là một nghề mới giúp nhiều hộ dân thoát nghèo vươn lên làm giàu”-ông Quý nhận định. 

Báo Gia Lai
Đăng ngày 14/09/2019
Đức Phương
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:10 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 10:10 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:10 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:10 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 10:10 15/01/2025
Some text some message..