Lãi trăm triệu mỗi năm từ trồng rong nho

Từng hoạt động trong lĩnh vực marketing nhưng anh Trần Hùng vẫn quyết định "rời phố" về quê tìm địa điểm trồng rong nho, mỗi năm thu lãi khoảng 800 triệu đồng.

rong nho
Hiện rong nho được bán với giá từ 100.000-150.000 đồng mỗi kg.

Có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực maketing nên anh Trần Hùng (Phan Rang  - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) biết rõ rong nho là loại thực phẩm được ưa chuộng tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… Do đó, anh quyết định rời thành phố xuống biển thuê các ao nuôi tôm bỏ hoang để mở cơ sở sản xuất. Ban đầu quy mô chỉ vài sào, sau một thời gian ngắn anh đã phát triển rộng ra trên 5ha. Tuy nhiên, do khu vực đầm Nại nơi anh trồng rong nho thường xuyên có gió mạnh đánh rách mái che làm ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp xuống mặt nước nên rong chết dần. 

Sau lần thất bại đó, anh Hùng nhận thấy với khí hậu khắc nghiệt như ở Ninh Thuận không thể sử dụng mái che trồng rong nho. "Để giữ nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C, phù hợp cho rong phát triển, tôi đã nâng mực nước từ 1,2 m lên 1,4 m và trồng theo cách khác. Nhờ đó, rong phát triển tốt nên sau khi thả giống khoảng nửa tháng là cho thu hoạch", anh Hùng chia sẻ. 

Từ thử nghiệm thành công, tháng 10 năm 2012 anh Hùng đầu tư 10 tấn giống, tốn kém chi phí khoảng 300 triệu đồng về thả trong 2 ao có diện tích một ha. Sau một năm, anh lại nhân rộng ra trên 6 ao, với tổng diện tích 5ha. Từ đó đến nay, sản xuất đi vào ổn định, rong nho cho thu liên tục, anh mở cơ sở chế biến rong tươi với 5 lao động. 

Hiện nay, bình quân mỗi ngày anh thu 60 kg rong tươi, bán ra thị trường với giá khoảng 100.000-130.000 đồng mỗi kg, sau khi trừ chi phí, công lao động, thu lãi khoảng 2-2,5 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm cơ sở của anh thu lãi khoảng 700-800 triệu đồng.   

Sau khi tốt nghiệp một trường cao đẳng, anh Đặng Ngọc Thoại (30 tuổi), phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa cũng quyết định trở về mảnh đất quê hương lập nghiệp. Năm 2004, anh nuôi 3 ao tôm nhưng đều thất bại. Lúc đó, một dự án cải tạo môi trường biển của Nhật Bản tại Việt Nam sử dụng rong nho để lọc nước và giữ hệ sinh thái, anh Thoại đem 200g giống về trồng thí điểm. Mục đích ban đầu của anh là cải tạo môi trường các ao nuôi của gia đình để nuôi tôm hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sau đó anh thấy rong nho có hiệu quả kinh tế cao lại dễ trồng anh chuyển hướng, bỏ nuôi tôm. Năm 2006, anh cho xuất lô hàng đầu tiên khi đó chỉ có 36 kg rong nho tươi.

Hiện Thoại có 4 ha trồng rong nho, trừ chi phí mỗi năm anh có lãi khoảng 600 - 800 triệu đồng. Ngoài bán trong nước, anh còn xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản, Đài Loan...  

Rong nho biển còn gọi là rong cầu lục bi nhỏ, rong guộc. Loai thực vật này mọc trên nền đáy là bùn cát, cát bùn ở những vũng, vịnh kín sóng, nước trong. Tại Việt Nam, rong nho được tìm thấy ở mũi Chim Chim thuộc Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận). Rong nho bắt đầu được trồng tại Việt Nam cho vào đầu năm 2004 và phát triển mạnh tại các tỉnh như Ninh Thuận, Nha Trang, Khánh Hòa. Mặt hàng này được sử dụng như một loại rau xanh, có hàm lượng vitamin A, C, các nguyên tố vi lượng và các axit béo... tốt cho cơ thể con người. Tại Hà Nội, TP HCM, mỗi kg rong tươi có giá từ 100.000 -150.000 đồng một kg. 

Vnexpress, 11/05/2014
Đăng ngày 11/05/2014
Kỳ Duyên
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:34 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:34 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:34 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 09:34 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:34 26/11/2024
Some text some message..