Lãi trăm triệu nhờ nuôi cá đặc sản mùa nước lũ

Tận dụng mùa nước lũ ở miền Tây, anh Nguyễn Quốc Hiếu nuôi cá heo nước ngọt và ngay năm đầu tiên đã thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Lãi trăm triệu nhờ nuôi cá đặc sản mùa nước lũ
Anh Hiếu kiểm tra cá heo giống trong vèo

Anh Hiếu (38 tuổi, ngụ ấp An Thạnh, TT.An Phú, H.An Phú, An Giang) cho biết trước đây anh nuôi cá thả bè trên sông Hậu. Sau đó, khi mua bán cá với bạn hàng, nghe nói nhiều người ở An Giang nuôi cá heo là loài cá đặc sản chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi thu lãi cao, anh rất quan tâm. Sau một thời gian tìm hiểu tập tính của cá heo, anh Hiếu quyết định chuyển sang nuôi loại cá này.

Tuy nhiên, nguồn cá sinh sản nhân tạo chưa có nhiều và giá cá giống lại cao nên việc thả nuôi phụ thuộc vào nguồn cá giống tự nhiên do ngư dân đánh bắt được trong mùa nước lũ. Những năm nước lũ thấp, người nuôi cá phải qua Campuchia tìm nguồn cá giống khá gian nan.

May mắn cho anh Hiếu là tháng 7.2017, nước lũ tràn về An Giang, Đồng Tháp cao hơn các năm trước nên nguồn cá tự nhiên khá dồi dào; trong đó có cả cá heo. Tháng 8.2018, anh bắt đầu săn lùng mua cá heo giống từ ngư dân với giá 70.000 - 90.000 đồng/kg. Anh cho biết cá heo mắc lợp được người nuôi cá tranh giành nhau mua vì cá không bị thương, bị trầy thân như cá mắc lưới, dớn. Để đặt lợp bắt cá heo, ngư dân phải chọn những nơi nước sạch và chảy mạnh.


Cá heo nước ngọt - một đặc sản mùa lũ

Thu mua được khoảng 1 tấn cá giống, anh Hiếu mừng rơn, thả nuôi trên diện tích mặt nước khoảng 100 m2. Ban đầu anh thả cá trong các vèo nuôi vỗ cho cá lớn rồi chuyển sang nuôi bè. Từ kinh nghiệm học hỏi của ngư dân, anh đưa lồng bè đến những chỗ nước chảy mạnh, thức ăn cho cá heo là cá vụn xay nhuyễn hay thức ăn viên công nghiệp. Khi đàn cá heo lớn, lái cá đến tận bè cân mua với giá từ 320.000 - 380.000 đồng/kg, trừ đi các khoản, anh Hiếu thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Anh Hiếu cho biết cùng với cá linh, cá heo nước ngọt là đặc sản chỉ xuất hiện nhiều trong mùa lũ nên rất được hàng quán ưa chuộng. “Cá heo kho tiêu ăn rất béo, chiên giòn cũng ngon”, anh nói.

Theo anh Hiếu, cá heo cái nuôi mau lớn, còn cá heo đực rất lâu. Cá nuôi khoảng 8 tháng là thu hoạch cá thịt bán cho lái cá, bạn hàng. Năm rồi do lần đầu thả nuôi, anh còn lúng túng nên lượng cá nuôi bị bệnh hao hụt. Năm nay có kinh nghiệm trong khâu chăm sóc nên anh mạnh dạn đầu tư mạnh nuôi cá. Mùa lũ này, anh Hiếu mở rộng thêm diện tích lồng bè, tăng số lượng cá giống thả nuôi. “Hiện nay thị trường tiêu thụ cá heo thịt ở An Giang, Cần Thơ, TP.HCM rất mạnh nên nguồn cá nuôi không đủ bán”, anh chia sẻ.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 04/10/2018
Thanh Dũng
Nuôi trồng

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 11:09 01/10/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 11:09 01/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 11:09 01/10/2024

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 11:09 01/10/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 11:09 01/10/2024
Some text some message..