Lái xe về hưu bén duyên nghề ương cá giống

Đam mê với nông nghiệp lúc nào không hay, ông Nguyễn Danh Thuyên (xã Lê Lợi, TP Hạ Long) từ một lái xe về hưu đã bén duyên với nghề ương cá giống.

Cá vược giống. Ảnh: 1.bp.blogspot.com
Cá vược giống. Ảnh: 1.bp.blogspot.com

Kể về quá trình bén duyên với công việc ương cá giống hiện nay, ông Thuyên cho biết, ông từng làm lái xe trong một cơ quan nhà nước. Năm 2012, sau khi nghỉ hưu, ông nhận thấy mình có niềm đam mê với nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản. Ông quyết định theo học chuyên ngành thủy sản tại Nha Trang để trang bị cho mình kiến thức về khoa học, công nghệ trong việc ương cá giống.

Vệ sinh, thay nước cho cá giốngÔng Nguyễn Danh Thuyên (bên trái) đang vệ sinh, thay nước cho cá giống. Ảnh: Viết Cường.

Đến năm 2016, ông đi thuê mặt bằng để mở cơ sở ương cá giống, bao gồm cá song, cá vược và cá chim vàng. Đây đều là những loại cá đặc sản ở đất mỏ Quảng Ninh và có giá bán cao.

Thời gian đầu, ông Thuyên gặp không ít khó khăn và thất bại trong quá trình ương cá giống. Theo ông, ương cá tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đòi hỏi tâm huyết cũng như kỹ năng, kinh nghiệm nhận biết các biểu hiện của bệnh ở cá.

Nhờ có sự chăm chỉ, kiên trì, ham học hỏi, ông đã tự đúc kết kinh nghiệm để phát triển cơ sở ương cá giống, được nhiều khách hàng trên khắp cả nước biết đến. “Hiện trang trại cá giống của tôi cung cấp cho khách hàng trải dài từ Bắc vào Nam, kể cả khách ở Kiên Giang cũng đã từng mua cá của tôi”, ông Thuyên vui vẻ nói.

Năm 2018, ông Thuyên quyết định xây trang trại ương cá của riêng mình. Chi phí đầu tư ban đầu là 6 tỷ đồng. Trang trại có trên 30 ô ương cá với tổng thể tích hơn 400m3. Mỗi ô có diện tích 9m2 được thả 2.500 con cá giống. Tại các bể ương cá sẽ có hệ thống thoát nước ở giữa, máy sục oxy và một số ống nhựa đường kính 20cm để cá trú ẩn.

Hệ thống nhà ương cá giống Hệ thống nhà ương cá giống của ông Thuyên. Ảnh: Viết Cường.

Được biết, ông Thuyên nhập trứng cá từ Nha Trang với giá 50 triệu đồng/kg trứng. Mỗi năm, ông nhập 3 đợt, mỗi đợt 3kg. Sau 4 tháng sẽ thu hoạch một lần, khi đó, cá có chiều dài khoảng 10cm và có giá bán 34.000 đồng/con.

Theo ông Thuyên, các yếu tố để có thể cho một vụ ương cá giống thành công là nguồn trứng chất lượng cao, môi trường nước, kỹ thuật chăm sóc và khí hậu thời tiết. “Mỗi năm, diễn biến thời tiết khác nhau khiến cho con cá phát triển cũng khác nhau, vậy nên phải áp dụng các kinh nghiệm, kỹ thuật phù hợp và khả năng ứng biến nhanh nhạy của người nuôi”, ông Thuyên chia sẻ.

Đối với yếu tố môi trường nước của cá giống, ông Thuyên cho biết, mỗi ngày, cá được ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều, cùng với đó là 2 lần thay nước. Đặc biệt, bữa chiều cá sẽ được ăn nhiều hơn vì là bữa cuối trong ngày. Chia sẻ về kiến thức khoa học lý giải cho việc tại sao nước đục thì ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của cá, ông Thuyên nhấn mạnh, trong một bể ương có thể tích cố định, nếu cho ăn nhiều sẽ khiến môi trường nước không đảm bảo, nước bị đục khiến cá vận động nhiều hơn và tiết nhiều nhớt.

Các loại cá mà ông Thuyên ươngCác loại cá mà ông Thuyên ương bao gồm cá song, cá vược và cá chim vàng. Ảnh: Viết Cường.

“Khi đó, nhớt cá có nhiều trong nước sẽ bao bọc phần tử oxy khiến cá trong quá trình hô hấp không lấy được oxy, dẫn đến bị yếu đi. Vì vậy phải thay nước ngay để bảo đảm sức khỏe cho cá giống”, ông Thuyên phân tích.

Từ khi xây dựng cơ sở ương cá giống, ông Thuyên dường như không có thời gian để làm việc khác, mọi tâm trí của ông đều đổ dồn về “đứa con tinh thần” này. Không kể ngày hè hay đêm đông, ông tỉ mẩn theo dõi từng chi tiết dù là nhỏ nhất ở con cá.

“Mùa hè thì không nói những vào mùa đông, khi mọi người đang ngủ, chăn ấm đệm êm, đêm nào tôi cũng mang đèn đi soi để kiểm tra từng bể cá xem có dấu hiệu gì khác thường không. Cùng với đó là kiểm tra nước xem có bị đục không và đục do nhiều phân cá hay vì lý do nào khác”, ông Thuyên chia sẻ.

Theo ông Thuyên, thời gian buổi đêm là lúc yên tĩnh nhất để ông có thể tập trung suy nghĩ và đưa ra các giải pháp trong trường hợp có biến cố xảy ra. Có những đêm ông Thuyên phải một mình xử lý thuốc men khi cá có dấu hiệu bị ghẻ hay các dấu hiệu bệnh khác, bởi chỉ chậm trễ khoảng vài giờ thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ số cá trong bể nuôi.

Khâu vệ sinh, duy trì khí oxy Khâu vệ sinh, duy trì khí oxy cho bể cá giống rất quan trọng. Ảnh: Viết Cường.

Là người đam mê và tâm huyết với nghề, ông Thuyên cho rằng, khách hàng mới là người đánh giá đúng chất lượng của sản phẩm. “Cứ làm tốt thì khách sẽ tự tìm đến, nhiều khi tôi còn không có đủ hàng để bán”, ông Thuyên vui vẻ nói.

Nhiệt độ thích hợp để cá giống sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 28 - 32oC. Dưới 25oC cá sẽ bỏ ăn và tỉ lệ hao hụt nhiều. Chính vì vậy, vào mùa đông, ông Thuyên phải chạy máy nâng nhiệt, làm hệ thống nhà kín để hạn chế ảnh hưởng.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 08/11/2022
Nguyễn Thành
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:46 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 11:46 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 11:46 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 11:46 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:46 22/01/2025
Some text some message..