Quản lý ao khi nước đục và nước có tảo phát triển quá mức

Nước ao có tảo phát triển quá mức và nước đục là những vấn đề thường xảy ra trong ao nuôi. Sau đây là những biện pháp mang lại hiệu quả được báo cáo trong tạp chí thủy sản thế giới.

Quản lý ao khi nước đục và nước có tảo phát triển quá mức
Nuôi tôm là nuôi nước. Hình minh họa

1. Nước ao có màu xanh do tảo phát triển quá mức

Nguyên nhân nước ao phát triển quá mức:

xử lý tảo trong ao nuôi, nguyên nhân tảo phát triển quá mức, tảo trong ao nuôi

Màu nước chuyển sang màu xanh đậm vì sự phát triển quá mức của tảo trong nước, là kết quả của sự dư thừa của chất dinh dưỡng như phốt pho, đặc biệt khi nước ấm và thời tiết âm u và ít biến động.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) khi mật số tế bào tảo vượt quá 100.000 tế bào /ml, tình trạng này được gọi là nở hoa tảo. Vấn đề nở hoa thường xảy ra vào những tháng mùa hè.

Nhìn chung, các tác động tiêu cực chủ yếu của tảo xảy ra gián tiếp. Tảo phát triển quá mức có thể dẫn đến thiếu oxy hoà tan trong nước, đặc biệt là lượng oxy hoà tan trong đêm (do tiêu thụ quá nhiều O2 và không có quang hợp). Trong trường hợp này, do sự thiếu hụt oxy hòa tan, nên tảo bắt đầu tập trung trên mặt nước và đôi khi chết với số lượng lớn. Sự nở hoa của thực vật phù du cũng có thể gây ra những biến đổi lớn về số lượng chất lượng nước trong ngày (ví dụ như pH và NH3 rất cao, do sử dụng quá nhiều CO2 tự do để quang hợp) vào giữa trưa. Các điều kiện như vậy gây stress đối với cá. Tảo lam cũng có thể sản sinh ra các chất độc hại gây chết một số loài cá. Ngoài ra, tảo chết tích tụ ở đáy ao và tạo ra các khí độc do quá trình phân hủy.

Biện pháp phòng ngừa:

• Cần ngưng hoặc giảm sử dụng thức ăn và phân bón.

• Nếu cần thiết, nên thay nước nước.

• Bón vôi với lượng 150 – 200 kg/ha.

• Cá mè trắng có thể được thả ra để kiểm soát sinh học.

• Trong ao nhỏ bao phủ toàn bộ ao hoặc một phần bằng cỏ hoặc các loài cây nhỏ khác như lục bình, Pistia vv...để giảm lượng ánh sáng mặt trời đi vào ao. Điều này sẽ dẫn đến giảm số lượng tế bào tảo. Việc sử dụng cây thủy sinh cũng sẽ làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước ao nuôi và do đó làm giảm sự nhân lên của thực vật phù du.

• Đồng sunfat 1% tổng độ kiềm của nước trong ao là tốt cho việc kiểm soát tảo xanh lam.

• Có thể sử dụng hóa chất như Diuron, Simazine (Tafazine) từ 3 – 5  mg/l hoặc ml/l.

• Tảo phát triển mạnh trong nước thiếu oxy. Nếu được tăng cường oxy cho ao bằng lắp đặt quạt nước, máy sục khí hoặc bình phun để khuấy ao và giải phóng khí như CO2. Điều này cũng cho phép nước hấp thụ nhiều oxy, trong một thời gian ngắn sẽ giúp giảm sự hiện diện của tảo.

2. Nước ao đục do nhiều bùn

xử lý nước đục trong ao nuôi, nguyên nhân nước đục, nước đục trong ao nuôi

Sự xuất hiện nước bùn trong ao do chất hữu cơ lơ lững (chất thải chưa chuyển hóa hết, các chất cenllulo trong đất tạo ra, hạt phù sa, hạt sét...)

Nước bùn có thể có các tác động tiêu cực khác ngoài việc làm xấu màu sắc của nước ao. Nước bùn có thể cản trở khả năng ăn của cá và thậm chí làm giảm sự phát triển của chúng. Thêm vào đó, sự sinh trưởng của thực vật phù du giảm xuống trong nước bùn bởi vì nó cản trở sự hấp thu ánh sáng mặt trời.

Điều này có thể làm phức tạp vấn đề sự tăng trưởng kém trong ao bùn do giảm lượng thức ăn có sẵn thông qua chuỗi thức ăn. Ngay cả mang cá có thể bị hư hỏng do độ đục quá mức.

Cách khắc phục bùn trong ao nuôi:

Để xác định nguyên nhân nước ao đục cần lấy một ít nước ao cho vào đầy bình ly thủy tinh sau đó đậy nắp và để yên trong 1 tuần. Nếu nước vẫn đục thì nguyên nhân nước đục do các hạt sét lơ lửng. Tuy nhiên nếu nước trong có cặn ở đáy bình thì nguyên nhân gây ra nước đục là môi trường và sinh học.

Biện pháp ngăn ngừa nước đục trong ao:

• Bờ ao phải được cải tạo, đầm chặt và che phủ đúng cách với thảm thực vật, để khi trời mưa thì các nguồn vật chất hữu cơ và đất không bị rửa trôi vào ao.

• Ngăn chặn dòng chảy bề mặt từ bể vào ao.

• Hạn chế gia súc:trâu, bò v.v... tiếp cận để ngăn ngừa sự xói mòn bờ ao.

• Không trữ một số lượng lớn cá ở dưới như cá chép trong ao, đặc biệt là trong ao nông.

• Có thể hạn chế độ đục bằng thủ công bằng cách sử dụng rơm rạ (đóng gói thành bó và đặt dưới nước trong ao) hoặc bột hạt bông. Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm lượng oxy hoà tan.

• Áp dụng alum (phèn nhôm) 15 – 25 mg/L (150 – 275 kg/ha) có thể giảm độ đục của hầu hết nước. Nồng độ thấp hơn nên được sử dụng cho nước có độ đục vừa phải (dưới 25 cm) và nồng độ cao hơn đối với nước có độ đục cao (dưới 15cm). Khi cho phèn vào ao, sẽ làm cho pH nước giảm xuống, thêm ½ phần CaHCO3 (60mg/l) cho mỗi một phần phèn để duy trì độ pH.

• Thạch cao là muối trung tính và sẽ không ảnh hưởng đến độ pH của ao. Mặc dù không hiệu quả như phèn, nó có thể được sử dụng với nồng độ 100 – 300 mg/1 (1000-3000 kg/ha) để kiểm soát độ đục. Ở ao nước cứng (canxi lớn hơn 50 mg/1), nước gần như bão hoà với canxi, và thạch cao có thể không hiệu quả. Trong trường hợp đó, phèn là một chất kết hợp hiệu quả để kiểm soát độ đục.

ATM
Đăng ngày 31/07/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:26 18/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 10:26 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 10:26 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:26 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:26 18/11/2024
Some text some message..