Làm ăn mùa nước nổi

Mùa nước nổi hằng năm được xem là mùa làm ăn, sinh lợi của người dân nơi vùng lũ. Mùa này, sản vật cá, tôm, cua, ốc cùng nhiều loài thủy sinh có giá trị thương phẩm cao... được thiên nhiên ban tặng rất dồi dào. Vùng đầu nguồn An Giang đang tất bật chuẩn bị "sống chung với lũ".

Đánh bắt thủy sản
Đánh bắt thủy sản trên đồng lũ đầu nguồn xã Phú Hội (An Phú).

Nhộn nhịp mùa vụ mới

Một ngày đầu tháng 8, khi những dòng phù sa ngầu đục từ thượng nguồn Campuchia tràn về trên dòng kênh Bảy Xã, chúng tôi có dịp trở lại xã Phú Hữu (An Phú) để ghi nhận không khí chuẩn bị vào mùa của người dân vùng lũ. Ở Phú Hữu vào mùa nước nổi, hầu hết người dân mưu sinh bằng nghề câu lưới, đặt lọp, đặt lú… để khai thác nguồn lợi thủy sản.

Ấp Phú Lợi là nơi có đông ngư dân sống bằng nghề câu lưới. Có nhà tới 2, 3 thế hệ nối tiếp nhau sinh sống bằng nghề sông nước. Anh Tâm, một ngư dân sinh sống bằng nghề câu lưới cho biết, khu vực này tiếp giáp đất Campuchia, phía bạn cấm khai thác nên vào mùa mưa lũ sản vật rất phong phú. Nghề này mang lại thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không nhiều. Năm trước, với 4 cái lú, mỗi ngày anh có thể thu hoạch hàng chục ký cá, tôm. Do đồng trống suốt mùa nước nổi, người dân tập trung về đây khai thác nguồn lợi thủy sản rất đông.

Với tay chỉ chiếc lú đặt dưới lòng sông, anh Hiền (một ngư dân kỳ cựu) cho biết nước mới "quay" vài tuần nay nhưng đã xuất hiện nhiều loại cá ngon như: chạch lấu, cá lăng, cá éc... Với 6 cái lú, trung bình mỗi đêm anh kiếm hơn chục ký cá, tôm. Ăn không hết, anh mang ra chợ quê cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng.

Dân đặt lú ở Phú Hữu hầu như ai cũng biết đến Tư Dững (ấp Phú Hiệp) có nhiều kinh nghiệm với sông nước. Hôm chúng tôi ghé nhà, ông hì hục cùng gần chục người chuẩn bị phương tiện đánh bắt cá trong mùa nước nổi. Ngay bên dưới nhà sàn, người vót tre làm cọc, người nứt hom, uốn vành… Phía trên sàn nhà, mấy chị phụ nữ ngồi ken lưới, không khí khá khẩn trương.

Ông Tư Dững cho biết: "Năm nay đầu tư gần 40 triệu đồng để làm 10 cái lú loại lớn (dài 12m, đường kính 7,5 tấc), mặt lưới 3 phân rưỡi nên dễ dàng bắt các loại cá lớn".

Dắt tôi xuống mé sông trước cửa nhà, theo hướng tay chỉ của Tư Dững, đếm sơ có gần chục cái lú của người dân "vèo" sẵn hai bên mé sông.

Nhánh sông Hậu từ ngã ba Dung Thăng (xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú) đổ xuống thị xã Châu Đốc có nhiều giàn đáy đang hoạt động. Giàn "đáy nhất" giáp biên giới Campuchia có giá 600 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Sến, một ngư dân đang khai thác 3 miệng đáy trên đoạn sông này, cho biết: "Năm nay lũ sớm nhưng lượng cá thu được không nhiều. Hy vọng từ kỳ cá ra vào giữa tháng 9, tháng 10 âm lịch sẽ khấm khá hơn".

Lũ về, nhiều ngành nghề "ăn theo", các cơ sở đóng xuồng cui, tam bản, cơ sở làm lưới, lưỡi câu cũng tất bật chuẩn bị từ hơn 1 tháng nay. Mỗi năm cứ vào mùa nước nổi, ở các xóm làm xuồng cung cấp hàng ngàn chiếc xuồng cỡ lớn, nhỏ phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy sản của ngư dân.

Ông Trần Thiện Tâm, tổ trưởng làng nghề làm lưỡi câu (khóm Tây Khánh 8, phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên), cho biết: "Hằng năm, cứ khoảng đầu tháng 6 đến tháng 9, nước lũ bắt đầu về, lưỡi câu được sản xuất và tiêu thụ mạnh, thương lái đến đặt hàng và mua rất nhộn nhịp. Nhưng 2 năm trở lại đây, lượng lưỡi câu làm ra tiêu thụ rất chậm, thương lái đến mua không còn đông như trước. Hy vọng mùa lũ năm nay, việc tiêu thụ lưỡi câu sẽ tốt hơn".

Ở khu vực làng lưới Thơm Rơm nằm trên Quốc lộ 91 thuộc quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ), cũng bắt đầu nhộn nhịp ngư dân từ các địa phương ở An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… về mua sắm ngư cụ, chuẩn bị cho mùa làm ăn của mình. Theo nhận xét của nhiều người: "Lưới Thơm Rơm đan hẹp, độ bền cao, dễ giăng bắt cá, giá lại thấp hơn những nơi khác từ 10%-15% nên phù hợp với túi tiền của người nghèo".

An dân trong mùa lũ

Lũ lớn, cá tôm dồi dào. Ngư dân vùng lũ luôn mơ có một mùa "lũ đẹp" với sự bình yên, an toàn, làm ăn khấm khá từ dòng lũ. Tuy nhiên, ở đầu nguồn Tân Châu, An Phú, mỗi bận lũ về là có biết bao lo toan, từ lãnh đạo địa phương đến từng người dân sinh sống nơi đầu sóng ngọn gió. Từ chủ động chằng chống nhà cửa để bảo vệ an toàn cho hàng ngàn ngôi nhà, hàng chục ngàn ngư dân đánh bắt hàng ngày trên các đồng nước lũ, gia cố hàng trăm km đê bao, đến củng cố Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão- tìm kiếm cứu nạn các cấp… đã được chuẩn bị từ rất sớm.

Các địa phương đã triển khai kế hoạch tổ chức dạy bơi cho trẻ, đưa rước học sinh, củng cố và lập điểm giữ trẻ, củng cố các chốt, điểm tìm kiếm cứu nạn, tu sửa đê bao, cầu đường bị hư hỏng, di dời nhà dân đến nơi an toàn. Ở An Phú, sẽ có 37 điểm giữ trẻ trong mùa lũ, 26 điểm đưa rước học sinh, 58 chốt cứu hộ cứu nạn. Tân Châu, Châu Phú, Châu Đốc… những năm qua cũng đã làm tốt công tác này.

Những năm qua, An Giang đã nỗ lực phối hợp triển khai nhiều dự án bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng lũ. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Đỗ Vũ Hùng cho biết: "Tỉnh đã tập huấn cho 1.500 cán bộ làm công tác phòng chống lụt bão (PCLB) cấp xã, ấp của 11 địa phương trong tỉnh về Chiến lược Quốc gia phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai đến 2020, Đề án 1002 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường nhận thức về phương châm 4 tại chỗ và kỹ thuật gia cố đê bao. Đặc biệt, tăng cường kiến thức về thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân trong vùng dự án, đã tạo 8 mô hình sinh kế cho người dân. Qua thực hiện cho thấy, sự phối hợp giữa các ngành, địa phương và nhân dân ngày càng chặt chẽ, giúp quản lý tốt rủi ro thiên tai, giúp người dân chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai".

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm nay có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, cao hơn trung bình nhiều năm, trong đó 5-6 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Dự kiến đến ngày 15-9 tới, An Giang sẽ mở 2 đập Tha La và Trà Sư để xả lũ ra biển Tây nên mực nước tại các Trạm thủy văn trong vùng Tứ giác Long Xuyên lên nhanh, từ 3-5 cm mỗi ngày. Do đó, nhiệm vụ cấp thiết ở khu vực vùng trũng Tứ giác Long Xuyên là tăng cường kiểm tra hệ thống cống, đê bao để bảo vệ diện tích sản xuất, nuôi trồng thủy sản, đưa dân vùng ngập đến nơi an toàn.

Cần Thơ Online
Đăng ngày 15/08/2013
HỮU HUYNH
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:06 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 14:06 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 14:06 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:06 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 14:06 23/12/2024
Some text some message..