Làm cá lòng tong chiên giòn siêu ngon trong 5 phút

Với người miền Tây Nam Bộ, cá lòng tong thân thuộc đến nỗi đi vào những lời ca, lời ru của mẹ. Thông thường người ta thường nấu món cá lòng tong kho tộ. Nhưng nếu chỉ có năm phút để chế biến, cá lòng tong chiên giòn ăn cùng nước mắm me là sự lựa chọn thông minh.

cá lòng tong kho

Cùng thử vào bếp chế biến ngay món này để đãi khách thăm nhà đột xuất:

Nguyên liệu:

Nửa kg cá lòng tong

Muối, đường, bột nêm, dầu ăn, nước mắm

Me, rau thơm, gừng, ớt

Thực hiện:

Cá lòng tong cắt bỏ đầu, rửa sạch và để ráo nước.

Trong thời gian chờ cá ráo nước, rửa rau thơm và làm nước mắm me.

Nước mắm me được chế biến theo công thức nửa chén nước mắm ngon, 50 gr me chín, 50 gr đường cát và ớt băm nhuyễn.

món cá lòng tong

Bí quyết để tránh bị dầu ăn bắn và cá lòng tong giòn ngon là khi bắc chảo lên bếp, chờ cho chảo thật nóng ta dùng một vài lát gừng chà vào đáy và thành chảo rồi mới đổ dầu và một chút muối. Dầu và gừng giúp cá không bị nát cũng không bị dính chảo và luôn giòn ngon. Còn muối sẽ làm dầu ăn không bị bắn trong quá trình chiên.

Cá sau khi được chiên giòn sẽ có màu vàng ươm. Bày cá ra đĩa trang trí thêm một chút rau thơm ăn kèm với nước mắm me.

Chỉ cần một chút khéo léo và thời gian 5 phút là bạn đã có thể thưởng thức được món ăn đậm đà hương vị miền sông nước Cửu Long.

Báo Thanh Niên, 11/06/2015
Đăng ngày 12/06/2015
Bài và ảnh: Nguyễn Trực
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 18:26 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:26 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 18:26 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 18:26 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 18:26 04/12/2024
Some text some message..