Làm gì khi đường ruột tôm bị yếu?

Đường ruột tôm là một bộ phận quan trọng của con tôm. Nếu đường ruột tôm gặp vấn đề, tôm sẽ ăn kém và sinh trưởng chậm, thậm chí có thể chết hàng loạt gây ảnh hưởng năng suất vụ nuôi.

Đường ruột tôm
Đường ruột của tôm

Nguyên nhân tôm bị bệnh đường ruột 

Bệnh trống đường ruột ở tôm có thể do nhiều nguyên nhân nhưng tác nhân chính là do vi khuẩn Vibrio spp gây ra. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột tôm, chúng bám vào thành ruột, tiết ra độc tố phá hủy thành ruột và làm cho thành ruột bị viêm, tôm không ăn được khiến đường ruột tôm bị trống. 

Do thức ăn không đảm bảo chất lượng 

Thức ăn để lâu bị ẩm, vón cục, nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, không đảm bảo chất lượng, chứa nhiều độc tố, khi cho tôm ăn sẽ dễ bị mắc bệnh đường ruột. 

Thức ăn cho ăn bị dính trên thành bạt, cầu nhá, máy quạt,…lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn rơi xuống tôm ăn phải bệnh lây lan. 

Do nguồn giống kém chất lượng 

Nguồn giống đầu vào kém chất lượng, sức đề kháng yếu dễ dàng bị các loại vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, bà con còn có thể gặp phải nguồn tôm giống đã mang mầm bệnh. 

Do các yếu tố môi trường nuôi 

Trong suốt giai đoạn nuôi, người nuôi không kiểm soát tốt chất lượng môi trường nước dẫn đến môi trường ô nhiễm do thức ăn dư thừa nhiều, ao nhiều chất hữu cơ đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát tán nhanh và xâm nhập vào đường ruột, gây hoại tử thành ruột,… làm xuất hiện các đốm trắng và màu vàng nhạt trên thành ruột dẫn đến bệnh phân trắng. 

Các dụng cụ, vật tư thiết bị… chưa được vệ sinh xử lý triệt để. Nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm do các chất lắng đọng (thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm, xác tảo). 

Ao nuôiAo nuôi cần có các chỉ số môi trường ổn định 

Do mật độ tảo trong ao nuôi 

Do tôm ăn phải các loại tảo độc trong ao đặc biệt là nhóm tảo lam, các loài tảo độc sẽ tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, khiến ruột không hấp thụ được thức ăn dẫn đến bị bệnh. Tôm tình trạng bị phân trắng, phân bị đứt khúc do tôm ăn tảo lam và không thể tiêu hóa được. 

Bạt nuôi bị nhớt, các thiết bị, dụng cụ bị nấm đồng tiền tôm ăn phải gây bệnh đường ruột. 

Do ký sinh trùng đường ruột 

Gregarines (trùng hai tế bào): gregarines ký sinh trên nhóm hai mãnh vỏ và giun nhiều tơ, ốc,… 

Khi tôm ăn phải các loài trên, đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập, chúng bám vào các nhung mao của đường ruột, tại điểm này không hấp thu  được chất dinh dưỡng dẫn đến xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát tôm dưới ánh sáng mặt trời 

Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh đường ruột 

Bệnh đường ruột ở tôm thường xảy ra sau 1 tháng thả nuôi, phổ biến nhất là trong giai đoạn từ 60 – 90 ngày tuổi. Một số dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột điển hình như: 

- Tôm bỏ ăn, chán ăn, giảm ăn rõ rệt, có dấu hiệu bơi lờ đờ, tấp mé bờ, sức yếu, chậm lớn. 

- Ruột tôm đứt thành từng khúc hoặc ruột rỗng. 

- Đường ruột loãng khiến tôm không hấp thụ thức ăn, dẫn đến hoại tử. 

- Kiểm tra bằng cách lắc nhẹ thân tôm, sẽ thấy thức ăn trong đường ruột chuyển động. 

- Phân đứt khúc, đường phân cong, dễ nát, màu nhợt nhạt hơn so với phân thường. 

- Tôm dễ sợ hãi khi có ánh sáng mạnh, tiếng động lớn. 

Khi tôm mới mắc bệnh, dấu hiệu tôm bị bệnh đường ruột được thể hiện qua khúc ruột cuối có dấu hiệu mờ, chưa đứt, tôm chưa rớt đáy hoặc phần cuối đuôi tôm xuất hiện đốm trắng, đường ruột có hiện tượng xuất huyết. Sau khi tôm mắc bệnh, nếu không biết lại cho ăn càng nhiều, tôm sẽ chết càng nhanh (thường sau 2-3 ngày). 

Tôm thẻ chân trắngĐường ruột là bộ phận quan trọng cho sự phát triển ở tôm

Phòng và trị bệnh đường ruột ở tôm 

Kiểm soát tốt chất lượng thức ăn: Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi, với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố hay bị hư hỏng…; trong quá trình nuôi, thường xuyên bổ sung men tiêu hóa có lợi cho đường ruột của tôm và vitamin C  để tăng sức đề kháng cho tôm, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh,… 

Quản lý môi trường ao nuôi: Cải tạo ao kỹ, xử lý nước trước khi thả nuôi; thả giống mật độ phù hợp, tránh thả quá dày; quản lý tốt các thông số môi trường nước trong ao nuôi; định kỳ thay nước, xử lý chất hữu cơ dư thừa, bùn đáy ao, tảo độc, ổn định màu nước; định kỳ sử dụng men vi sinh để xử lý đáy ao, cải thiện chất lượng nước ao nuôi. 

Khi phát hiện tôm bị bệnh, cần tiến hành: Loại bỏ thức ăn bị nấm mốc hay bị hỏng; cắt tảo ngay lập tức (nếu có) bằng men vi sinh; ngưng không cho tôm ăn 1-2 ngày. Khi cho tôm ăn lại chỉ cho 50% lượng thức ăn so với ban đầu, tăng lượng thức ăn từ từ ở những ngày kế tiếp, kết hợp sục khí liên tục; tiến hành diệt khuẩn ao nuôi bằng các hóa chất như: BKC, KMnO4 , Iodine… (liều dùng tùy vào sức khỏe của tôm. 

Kết hợp bón vôi, Zeolite, Yucca nhằm cải thiện thông số môi trường như pH, độ kiềm, khí độc trong ao nuôi; sử dụng chế phẩm sinh học nhóm Bacillus, Nitrobacteria,… nhằm cải thiện môi trường nước và hệ vi sinh có lợi trong ao; bổ sung men tiêu hóa có lợi cho đường ruột của tôm và vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm. 

Đăng ngày 25/03/2024
Mây @may
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 19:09 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 19:09 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 19:09 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 19:09 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 19:09 22/11/2024
Some text some message..