Làm giàu từ ươm cá chình bột

Một trong những khó khăn của việc phát triển nghề nuôi cá chình hiện nay là nguồn giống, do hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Vì vậy, mô hình ương cá chình bột thành cá chình giống của kỹ sư Huỳnh Thanh Lãm, 38 tuổi, ở Khóm 7, Phường 6, TP. Cà Mau thành công phần nào xở gỡ việc khan hiếm nguồn cá giống tự nhiên cho người nuôi cá.

Làm giàu từ ươm cá chình bột
Kỹ sư Huỳnh Thanh Lãm thường xuyên kiểm tra giá thể của cá bống tượng.

Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Huỳnh Thanh Lãm đã khao khát sau này sẽ tự làm giàu trên đồng đất Cà Mau. Để biến ước mơ thành hiện thực, anh chọn học ngành nuôi trồng thuỷ sản tại Trường Đại học Cần Thơ.

Sau tốt nghiệp, năm 2004, kỹ sư Huỳnh Thanh Lãm làm việc tại Trung tâm Giống thuỷ sản Cà Mau (nay là Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau).

Thời điểm 2007, vùng đất Cà Mau rộ lên phong trào nuôi cá bống tượng nhưng gặp khó về nguồn cá giống. Bởi, cá giống nếu mua ở huyện hoặc tỉnh khác chuyển về nuôi ở Cà Mau thường bị sốc nước nên tỷ lệ hao hụt cao. Nhận thấy khó khăn của bà con, kỹ sư Huỳnh Thanh Lãm quyết định nghỉ làm, chuyển sang đầu tư ương, nuôi cá bống tượng giống.

Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên hầu hết các vụ cá giống của anh Lãm đều thành công, cho lợi nhuận cao. Có lúc, anh nhân lên thành 12 ao ương cá bống tượng giống. Mỗi năm cung cấp hàng trăm ngàn con giống cho nông dân nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, đến năm 2010, nhiều nông dân ở các xã Tân Thành, phường Tân Thành đã ương thành công cá bống tượng giống nên đầu ra không thuận lợi như trước. Nếu so sánh giá cá bống tượng giống 500 đồng/con và giá cá chình giống 105.000-110.000 đồng/con thì số tiền chênh lệch là rất cao. Từ cách so sánh này, kỹ sư Huỳnh Thanh Lãm không ngần ngại đầu tư tiền của, công sức để ương cá chình bột.

Khi các mối lái ở miền Trung gửi cá giống vào, anh Lãm thả cá ra từ từ để không làm cá bị xây xát, mất nhớt. Sau khi thả cá khoảng 30 phút, anh kiểm tra và dùng vợt vớt những con cá yếu ra khỏi bể, số cá mạnh sẽ được ương trong thời gian một tuần để tập cho cá ăn trùng trĩ và quen với nguồn nước địa phương.

"Trước khi thả cá 15-20 ngày, bể đã được bơm nước sạch, xử lý, ngâm trong 5-7 ngày để khử trùng. Nguồn nước cấp được lắng lọc cẩn thận, các yếu tố môi trường phù hợp. Mức nước lấy vào bể ương ban đầu cao 30-40 cm, sau đó tăng dần độ cao lên 70-80 cm", kỹ sư Huỳnh Thanh Lãm cho biết.

Bình quân mỗi bể xi-măng, anh Lãm ương từ 20.000-25.000 con cá chình bột. Sau một tuần, cá chình bột quen với nguồn nước, anh vớt ra và thả xuống ao đất đã xử lý nước sẵn sàng.

Kỹ sư Huỳnh Thanh Lãm chia sẻ: "Khoảng 3 tháng nuôi trong ao đất, cá chình được sang ao để phân đàn. Đồng thời, loại bỏ tạp chất, phát hiện cá bệnh, yếu và loại ngay. San ao lần thứ 3, con nào đủ trọng lượng thì bán trước, con nào nhỏ thì tiếp tục nuôi. Với kỹ thuật ương cá chình, nếu mật độ ương cá càng cao thì tỷ lệ sống càng giảm".

Cá chình ít bệnh hơn so với cá bống tượng nhưng giá trị kinh tế rất cao, thu nhập gấp hàng chục lần so với làm ruộng. Do đó, khoảng 2 năm trở lại đây, anh Lãm dành 2 ha đất để đầu tư 14 ao ương cá chình giống và 14 ao nuôi cá chình thương phẩm. Với cá chình thương phẩm, xung quanh ao nuôi anh rào lưới để cá không phóng ra ngoài. Mỗi kí-lô-gam cá chình giống có giá khoảng 1,1 triệu đồng, tuỳ kích cỡ. Trừ hao hụt một nửa, mỗi năm anh xuất bán khoảng 40.000-50.000 con cá chình giống và hàng trăm kí-lô-gam cá chình thương phẩm.

Ương cá, nuôi cá, thuần thục các giai đoạn phát triển của cá, anh sẵn sàng tư vấn kỹ thuật nuôi cá chình để bà con cùng làm giàu.

Chủ tịch Hội Thuỷ sản Phường 6, Trưởng Khóm 7, Phường 6 Nguyễn Ngọc Thắng tấm tắc: "Huỳnh Thanh Lãm còn trẻ nhưng có tài. Ương cá chình không phải ai cũng làm được, cả tỉnh này chắc cũng chỉ vài người".

Báo Cà Mau
Đăng ngày 12/09/2017
Thiện Nhân
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:30 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 21/03/2025

Nuôi tôm là nuôi nước hay nuôi tôm?

Nuôi tôm là một trong những ngành nghề quan trọng và có tiềm năng lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven biển của Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 21/03/2025

Khẩn cấp tìm kiếm 4 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu ở Quảng Nam

Chiều 21-3, chính quyền huyện Núi Thành (Quảng Nam) xác nhận một tàu chụp mực của ngư dân địa phương đã bị chìm trên biển, khiến một người tử vong và bốn người mất tích. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp.

Tàu bị nạn
• 19:51 24/03/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 19:51 24/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 19:51 24/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:51 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:51 24/03/2025
Some text some message..