Làm lồng bè, nuôi cá chép giòn trên sông Lam

9 xã dọc sông Lam của huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá lồng bè. Hiện một số hộ triển khai mô hình nuôi cá trắm, chép giòn trong lồng bè trên sông Lam.

Làm lồng bè, nuôi cá chép giòn trên sông Lam
Hộ nuôi kiểm tra quá trình phát triển của cá chép giòn trên sông Lam. Ảnh: Thanh Tâm

Đầu năm 2018, anh Võ Quang Vận ở xóm 3, xã Hưng Khánh (Hưng Nguyên) đầu tư 50 triệu đồng làm 70 m2 lồng bè kiên cố để phát triển nghề nuôi cá trên sông Lam.

nuôi cá chép giòn, nuôi cá, nuôi cá chép, mô hình nuôi cá

Phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên sông Lam, đoạn qua huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Thanh Tâm

Lứa đầu tiên anh mua 120 kg giống cá chép và trắm cỏ về thả nuôi theo phương pháp truyền thống. Cá được nuôi trong lồng bè trên sông Lam có nguồn thức ăn tự nhiên là phù du trên sông và được bổ sung thêm cỏ, hèm rượu trộn lẫn với cám ngô, cám gạo nên nhanh lớn. Sau 9 tháng nuôi, trọng lượng cá bình quân đạt 3 kg/con.

Tháng 12/2018, anh Vận thu hoạch được 1.800 kg cá thương phẩm, bán được 180 triệu đồng, trừ tiền giống, thức ăn và khấu hao lồng bè, gia đình anh còn thu lãi gần 100 triệu đồng.

“Trong quá trình tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tôi thấy hiện nay nhu cầu về cá chép, trắm giòn khá lớn và giá thành cũng cao gấp 2-3 lần so với cá truyền thống nên lứa này tôi thử nuôi cá chép giòn. Nếu thành công, sẽ mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi cá trên sông” - anh Võ Quang Vận cho biết.

Để giúp các hộ nuôi cá lồng bè trên sông nâng cao giá trị sản xuất, năm 2019, UBND huyện Hưng Nguyên đã hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá chép, trắm giòn. Tham gia mô hình, các hộ dân được hướng dẫn quy trình kỹ thuật, hỗ trợ 50% tiền cá giống, tiền thức ăn và thuốc phòng bệnh cho cá.

nuôi cá chép giòn, nuôi cá, nuôi cá chép, mô hình nuôi cá

Cá chép giòn hiện có giá cao gấp 2 - 3 lần so với cá truyền thống. Ảnh: Thanh Tâm

Điểm khác biệt của hình thức nuôi cá truyền thống và nuôi cá chép, trắm giòn chính là thức ăn. Đối với cá chép, trắm giòn, khi cá đạt trọng lượng từ 1 kg trở lên bắt đầu cho cá ăn hạt đậu tằm đã nảy mầm sau khi ngâm 24 giờ trong nước. Đậu tằm có hàm lượng protein đạt 31%, với 8 loại axit amin thiết yếu và 49% hàm lượng tinh bột… Vì vậy, cho cá ăn loại đậu này giúp nâng cao chất lượng, tăng độ dai cơ thịt khiến thịt của cá giòn khác với thịt cá chép bình thường.

Cùng tham gia mô hình nuôi cá trắm, chép giòn trong lồng bè trên sông Lam còn có anh Nguyễn Văn Ngọc ở xóm 9, xã Hưng Lợi có 6 lồng bè nuôi cá với tổng diện tích 180 m2. Hiện nay, trong lồng bè anh Ngọc đang nuôi hàng ngàn con cá trắm đen và chép giòn.

Thời gian đầu thả giống, vẫn được nuôi theo phương thức truyền thống, khi trọng lượng đạt từ 1 kg thì anh Ngọc bắt đầu mua hạt đậu tằm về ủ mầm cho cá ăn để chuyển giòn. Đến nay sau 2 tháng cho ăn đậu tằm trọng lượng cá đã đạt từ 1,5-2 kg/con.

“Tôi thấy cách nuôi này cá rất nhanh lớn, thịt ngon, cá nuôi trong lồng trên sông sẽ ngon hơn nuôi trong ao đất, vì nước luôn chảy nên sạch hơn. Nếu đợt này nuôi thành công, thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô hình” - anh Nguyễn Văn Ngọc cho hay.

Sau 2 tháng triển khai, đến nay mô hình nuôi cá trắm, chép giòn trong lồng trên sông Lam ở Hưng Nguyên bước đầu đã cho kết quả khả quan. Khoảng 3 tháng nữa các hộ sẽ thu hoạch và xuất bán. 

Bà Bá Thị Dung - Phó trưởng phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Hưng Nguyên cho biết: “Địa bàn huyện có 23 km sông Lam chạy qua, để khai thác tốt tiềm năng phát triển nuôi cá đặc sản, năm 2019 huyện hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 mô hình nuôi cá trắm, chép giòn tại xã Hưng Khánh và Hưng Lợi. Mô hình thực hiện thành công huyện sẽ chỉ đạo nhân rộng để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân".

Báo Nghệ An
Đăng ngày 16/05/2019
Thanh Tâm
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 09:41 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 09:41 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 09:41 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 09:41 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 09:41 26/04/2024