Tối ưu hóa lợi nhuận khi tính được số lượng tôm trong ao
Xác định tỷ lệ tôm sống hay tỷ lệ hao hụt trong ao là một trong những kỹ năng quan trọng trong quá trình nuôi tôm, nó không chỉ quan trọng đối với quản lý thức ăn mà còn là một công cụ hữu ích cho việc tối ưu hóa lợi nhuận cho một vụ nuôi.
Sai lầm khi lượng thức ăn cho ăn dư thừa - Thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao là nguyên nhân gây bùng phát khí độc, đặc biệt khi mà hàm lượng oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO) giảm hoặc khi tảo phát triển quá mức trong ao.
Người nuôi thường tính số lượng tôm trong ao bằng nhiều cách khác nhau. Ảnh: tomgiongchauphi.com
Một số lý do tại sao nên cân tính số lượng tôm trong ao
Đánh giá hiệu suất sản xuất
Tính số lượng tôm trong ao giúp đánh giá hiệu suất sản xuất của hệ thống nuôi tôm. Bằng cách biết số lượng tôm còn lại, người nuôi tôm có thể đánh giá được tỷ lệ sống sót, tốc độ tăng trưởng và năng suất của ao nuôi.
Quản lý dễ dàng
Giúp dễ dàng quản lý các chi phí như thức ăn, khoáng dinh dưỡng,... và lượng oxy, các chỉ số nước. Bằng cách biết số lượng tôm còn lại, người nuôi tôm có thể điều chỉnh lượng thức ăn và có thể cung cấp đủ oxy và nước cho tôm, đảm bảo sự phát triển và sống sót của chúng.
Định kỳ kiểm tra sức khỏe
Tính lượng tôm trong ao cũng giúp người nuôi tôm kiểm tra sức khỏe của tôm. Bằng cách theo dõi số lượng tôm và giám sát các dấu hiệu bất thường như dịch bệnh, người nuôi tôm có thể phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và áp dụng biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Định kỳ thay nước
Tính lượng tôm trong ao cũng liên quan đến việc làm định kỳ thay nước. Bằng cách biết số lượng tôm còn lại, người nuôi tôm có thể xác định lượng nước cần thay mới để duy trì chất lượng nước và môi trường sống tốt cho tôm.
Vậy làm sao để tính được lượng tôm còn trong ao?
Hiện nay dựa vào kinh nghiệm nuôi tôm của từng hộ nuôi sẽ tiến hành tính toán lượng tôm còn trong ao. Nhưng có hai phương pháp hữu hiệu và được áp dụng phổ biến nhất đó chính là phương pháp chài và phương pháp dựa vào lượng thức ăn hằng ngày.
Xác định lượng tôm bằng phương pháp chài
Chài lấy mẫu kiểm tra tôm định kỳ là công cụ quan trọng hỗ trợ sản xuất và quản lý sức khỏe tôm nuôi. Tuy nhiên, do nhiều lí do, việc chài lấy mẫu có thể chính xác hoặc không. Vậy nên, cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của chài lấy mẫu tôm và có phương pháp hạn chế sai sót.
Chài tôm định kì giúp người nuôi tính được số lượng tôm còn trong ao. Ảnh: vpas.com.vn
Tôm nuôi cần được chài lấy mẫu hàng tuần, thậm chí hàng ngày nếu cần thiết, và thường xuyên kiểm tra các tổn thương như các đốm, dị dạng, hoại tử do vi khuẩn, đỏ đuôi, phụ bộ, tình trạng ăn và hoạt động.
Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường cần tiến hành kiểm tra ngay, bao gồm kiểm tra lâm sàng, làm mô bệnh học và nếu cần thiết có thể chạy PCR. Mục tiêu việc này là để xác định bất kỳ vấn đề hoặc các bệnh ngay lúc bắt đầu, thời gian và nguồn nhiểm, và ngay lập tức giải quyết vấn đề
Công thức ước tính lượng tôm bằng cách chài:
- Khối lượng tôm trong ao = (Tổng số thức ăn trong ngày (kg) / Phần trăm cho ăn theo TL thân x 1000) / Trọng lượng trung bình 1 tôm (g)
- Lượng tôm trong ao (con) = ((Số tôm trung bình/ 1 chài) / Diện tích trung bình chài ) x Diện tích ao (m2)
Xác định lượng tôm bằng phương pháp dựa vào lượng thức ăn hằng ngày (canh vó)
Để tính số lượng tôm trong ao, bạn có thể thực hiện công việc canh vó định kỳ. Bằng cách canh vó từ ao, bạn có thể đếm số lượng tôm trong mẫu và ước tính số lượng tôm còn lại trong ao dựa trên tỷ lệ mẫu so với tổng diện tích ao.
Ví dụ: nếu bạn lấy mẫu từ ao tích diện 1/10 và trong mẫu có 100 tôm, bạn có thể ước tính rằng trong toàn bộ ao sẽ có khoảng 1000 tôm.
Canh lượng tôm vào vó/nhá cũng là một cách để tính số lượng tôm trong ao. Ảnh: nongnghiep.vn
Còn một cách nữa đó chính là đếm lượng tôm trong lúc sang ao. Đây là một cách biết được chính xác nhất lượng tôm nhưng kết quả chỉ đúng khi ở giai đoạn đó. Tôm sẽ phát triển và lớn hơn nên lúc sau người nuôi sẽ không còn tính được nữa.
Mặc dù chỉ mang tính tham khảo khi tính số lượng tôm còn lại trong ao. Nhưng đây lại là vấn đề được người nuôi quan tâm theo dõi nhất. Ngoài những cách kể trên, nếu bà con có cách áp dụng hay hơn hãy bình luận chia sẻ dưới bài viết để mọi người cùng tham khảo nhé!