Làm sao để biết tôm thiếu hoặc đủ mồi?

Quản lý, kiểm soát lượng thức ăn cho tôm là yếu tố quan trọng không kém trong việc góp phần nâng cao năng suất của vụ nuôi. Bên cạnh đó, chất lượng và lượng thức ăn tôm tiêu thụ hàng ngày cũng là một trong những dấu hiệu giúp người nuôi nhận biết và có phương pháp xử lí thích hợp khi phát hiện bất thường.

Nhá tôm
Khả năng lột vỏ của tôm trong giai đoạn đầu cũng bị hạn chế khi thiếu thức ăn. Ảnh: Tép Bạc

Dấu hiệu nhận biết 

Sự phát triển hàng ngày của tôm phần lớn phụ thuộc vào lượng thức ăn mà chúng được cung cấp. Tốc độ tăng trưởng đồng đều và nhanh chóng sẽ tạo ra giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Hiện tượng tôm thiếu mồi tuy không gây nguy hiểm nhưng cũng là yếu tố tạo điều kiện cho các mối nguy tiềm ẩn gây tổn hại đến tôm nuôi. 

Người nuôi có thể nhận biết việc tôm mình nuôi thiếu thức ăn qua các dấu hiệu sau: 

- Nhìn vào tốc độ sinh trưởng của cả đàn: Dựa vào thời gian nuôi để ước chừng kích thước tôm (ví dụ tôm nuôi được 40 ngày thường đạt trọng lượng 10 - 15g/con), nếu nhìn thấy kích cỡ tôm nhỏ hơn tức là tôm đang bị thiếu thức ăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kích cỡ, con nhỏ sẽ phát triển chậm hơn (trường hợp đã xét nghiệm và loại trừ khả năng tôm nhiễm EHP). 

- Hiện tượng phân đàn: Hiện tượng phân đàn mạnh cũng là một dấu hiệu cho thấy lượng thức ăn cho tôm không đủ, các con trong đàn có thể tấn công nhau để tranh giành mồi. 

- Chài tôm: Một trong những cách tốt để theo dõi tình trạng thức ăn là chài tôm. Thời điểm thích hợp để chài tôm là sau khi cho ăn trong khoảng 30 phút. Bằng cách kiểm tra ruột tôm, người nuôi có thể xác định thức ăn còn dư thừa, thiếu hoặc điều chỉnh cần thiết. 

- Quan sát đường ruột tôm: Nếu ruột tôm có màu giống thức ăn, điều này cho thấy có sự dư thừa thức ăn. Màu thức ăn cùng với màu bùn đen trong ruột tôm cho thấy nhu cầu dinh dưỡng đã được đáp ứng. Trong trường hợp toàn bộ ruột có màu đen, đó là dấu hiệu tôm đang thiếu thức ăn. 

Tôm bị thiếu thức ăn sẽ ra sao? 

Tôm đói trong một thời gian dài mới xuất hiện các dấu hiệu trên và thường cho ăn ít hơn 10% nhu cầu dinh dưỡng cũng không tạo ra nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên để tôm thiếu thức ăn quá lâu sẽ gây ra một số vấn đề gây cản trở vụ nuôi của bà con bởi tôm thiếu mồi sẽ có sự sụt giảm về kích cỡ thịt, làm giảm sản lượng thu hoạch. 

Thiếu mồi trong thời gian dài khiến tôm chậm lớn, sức khỏe kém và dễ mắc bệnh. Ảnh: Tép Bạc

Thiếu thức ăn đồng thời sẽ thiếu hụt một số chế phẩm khoáng, vitamin hay men vi sinh trộn trong thức ăn vô tình làm tôm không được hấp thu dinh dưỡng toàn diện. Sức khỏe tôm nuôi kém dễ mẫn cảm với các loại bệnh lý. Bên cạnh đó, khi tôm đói trong thời gian dài, ruột tôm không giãn nở, ruột bé, ăn yếu, không đáp ứng size thức ăn lớn hơn. 

Tuy thiếu hụt dinh dưỡng không gây chết tôm nhưng lại là nguyên nhân tác động mạnh đến sức đề kháng của tôm. Điều này khiến tôm dễ nhiễm các bệnh như cong thân đục cơ, bệnh mềm vỏ, lột xác khó, rớt cục thịt. 

Quản lý việc cho ăn hiệu quả 

Việc để tôm thiếu thức ăn trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn. Để cải thiện chất lượng tôm nuôi, việc điều chỉnh thức ăn cho tôm sao cho phù hợp là cần thiết. Dưới đây là một số điểm quan trọng người nuôi cần nắm về quản lý thức ăn cho tôm: 

- Lượng ôxy hòa tan (DO): dưới 4mg/l là lúc tôm giảm quá trình ăn và khi DO xuống dưới 2mg/l, tôm sẽ ngừng ăn hoàn toàn. 

- Nhiệt độ nước từ 28 - 30°C là lý tưởng để tôm tiêu thụ thức ăn và phát triển mạnh mẽ nhất. Mỗi 2°C giảm nhiệt độ sẽ dẫn đến việc giảm 10% thức ăn so với mức bình thường. 

- Trong giai đoạn tôm lột xác, việc giảm lượng thức ăn và tăng lại sau lúc lột xác là cần thiết. Tốc độ ăn không đều có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề bệnh lý. 

- Theo dõi tình trạng sàng ăn nhằm đảm bảo rằng thức ăn vẫn còn đủ. 

- Xác định số lần cho ăn phù hợp dựa trên hình thức nuôi và khả năng ăn của tôm. Tôm ăn chậm nhưng liên tục, do đó khi cho tôm ăn người nuôi có thể chia thành 3 bữa/ngày. 

Đăng ngày 01/08/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 10:06 14/03/2025

Bệnh đốm trắng ở tôm: Cần lưu ý điều gì để phòng rủi ro?

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Bệnh do virus gây ra, có tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Để hạn chế rủi ro, người nuôi cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đốm trắng trên tôm
• 09:41 13/03/2025

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng: Do tảo, môi trường hay vi khuẩn Vibrio?

Bệnh phân trắng là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Bệnh này có thể gây thiệt hại đáng kể nếu không được kiểm soát kịp thời. Để có biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả, người nuôi tôm cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong số các yếu tố tác động đến bệnh phân trắng, ba nguyên nhân chính thường được nhắc đến là tảo độc, môi trường ao nuôi và vi khuẩn Vibrio.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 12/03/2025

Những tác hại từ độ đục nước ao nuôi

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm chính là độ đục của nước ao. Độ đục cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ cản trở quá trình quang hợp của tảo, ảnh hưởng đến hệ sinh thái ao nuôi, cho đến làm suy giảm chất lượng nước, gây bệnh cho tôm. Dưới đây là những tác hại chính của nước ao bị đục và cách khắc phục tình trạng này.

Ao nuôi tôm
• 09:49 06/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 22:28 15/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 22:28 15/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 22:28 15/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 22:28 15/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 22:28 15/03/2025
Some text some message..