Làm thế nào để cứu cá Betta hấp hối

Nếu bạn thấy chú cá betta của bạn đang thở hổn hển ở tầng đáy hoặc lờ đờ trên mặt nước của bể, màu sắc nhợt nhạt, vây đuôi rũ xuống, mắt không nhạy và mang cá quạt thấy rõ thì chúng có thể ở trong tình trạng nguy kịch. Có một vài điều bạn có thể làm để tăng cơ hội sống sót cho cá:

Làm thế nào để cứu cá Betta hấp hối
Ảnh minh họa

1. Kiểm tra các thông số nước

Điều kiện môi trường nước trong bể cá không đảm bảo là nguyên nhân có thể nhanh chóng gây tử vong cho bất kỳ loài cá nào. Đảm bảo nhiệt độ nước của bạn là từ 78 ° -80 ° F (25,5° đến 26,5°C). Cá Betta có dấu hiệu sắp chết thường có thể dễ dàng hồi sức nhờ việc điều chỉnh chất lượng nước. Duy trì chất lượng nước là điều thiết yếu để giữ cho cá khỏe mạnh và sống sót.


Kiểm tra xem nồng độ amoniac và nitrat trong bể của bạn bằng các bộ test nhanh có bán ở các tiệm cá cảnh. Các thông số nước an toàn là 0ppm amoniac và ít hơn 30ppm nitrat, nếu mức này cao hơn thì cá của bạn sẽ bị ngộ độc amoniac/nitrat và bạn sẽ cần tới 50% thay nước.

2. Cách ly cá thể bệnh

Nếu việc thay nước chưa làm cá hồi phục thì bạn cần phải di chuyển cá Betta của bạn đến một bể khác để cách ly cá bệnh với các con cá khác trong đàn. Để tránh trường hợp cá bị sốc với điều kiện nước mới bạn chỉ cần bỏ túi ni lông đựng cá vào nước khoảng 15-20 phút để điều chỉnh nhiệt độ trong nước. 

Đối với việc thiết lập bể chữa bệnh cho cá, đảm bảo rằng ngoài các bước thông thường, bạn cũng cần thực hiện các bước sau:

1. Nếu nhận thấy cá bị chìm xuống đáy bể thì có khả năng cá đã mệt mỏi khi bơi lên mặt nước để thở do đó bạn sẽ cần phải giúp cá bằng cách hạ mực nước khoảng 1/4 từ mép kính để cá không phải bơi lên mặt nước lấy không khí. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt chúng trong một hộp hoặc một bồn nhựa lớn với nước nông (diện tích bề mặt lớn hơn để bù đắp cho độ sâu của nước.)

2. Bảo tồn năng lượng của cá bằng cách giảm dòng chảy của bộ lọc bằng cách chuyển đầu ra của máy lọc nước hoặc sục khí (nhắm vào kính hoặc vật thể) hay sử dụng bộ lọc bọt biển thay thế.

3. Sử dụng đá bọt để giúp oxy hóa nước để cho phép cá thở qua mang của nó dễ dàng hơn.

Nguồn Ảnh: arohouse.com

4. Đặt lá bàng khô trong bể cá hoặc ngâm chúng trong nước có thể tăng khả năng miễn dịch của cá, làm tăng sự thèm ăn, giải phóng tannin cho cá một cảm giác an toàn, có tính chất kháng khuẩn và hoàn toàn tự nhiên. Một kinh nghiệm khác là nấu nước lá bàng khô sau đó đổ nước vào trong bể lắng ngâm trong 10 tiếng rồi cho từ từ từng ít vào bể cá. 

3. Xác định các triệu chứng bệnh và điều trị (Chỉ khi thích hợp)

Betta có khuynh hướng che giấu các triệu chứng của chúng cho đến khi chúng bị bệnh nặng hoặc nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên tiếp tục thực hành phục hồi sức khỏe và chờ cho đến khi cá đã ổn định (bắt đầu ăn hoặc ngừng thở hổn hển) trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cho cá.

Một số bệnh thường gặp trên cá betta: Bệnh đốm trắng, Bệnh thối vây, Bênh lở miệng, Bệnh xù mang, Bệnh nấm velvet, Bệnh sình bụng, Bệnh sưng mắt, Bệnh bướu (lump), Bệnh đốm đỏ, Bệnh nhiễm khuẩn (bacteria), Bệnh ký sinh (parasite), Bệnh giun sán, Bệnh nhiễm virus.

Phòng ngừa là giải pháp tốt nhất:

Ngăn ngừa điều kiện khắc nghiệt có thể dẫn đến cái chết của cá betta đòi hỏi bạn phải giữ điều kiện môi trường nước nuôi cá ổn định và thuận lợi cho sức khỏe của cá qua 4 cách.

1. Bảo dưỡng định kỳ (thay nước, hút chất thải / thức ăn thừa và vệ sinh bộ lọc). Tỉa bớt cây thủy sinh phát triển quá nhiều. Làm vệ sinh hoặc thay bộ lọc than mỗi tháng một lần. Không dùng hóa chất hoặc xà phòng để rửa bể cá, điều này có thể giết chết cá. Nước nuôi cá hạn chế sử dụng nước máy nếu bắt buộc dùng phải khử CLo trước khi cho vào bể hoặc phơi ngoài trời ít nhất là 24h trước khi sử dụng. Clo và chloramines trong nước máy có thể gây hại cho cá betta, cũng như giết chết tất cả những vi khuẩn có lợi.

2. Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa cá chết là cho cá ăn chế độ ăn cân bằng và phong phú. Một chế độ ăn uống tốt bao gồm thực phẩm đông lạnh, khô và sống phân bổ vào những thời điểm thích hợp (một lượng nhỏ hai lần một ngày) tránh cho ăn dư thừa.

3. Duy trì một môi trường thích hợp ( hệ thống lọc nước, sục khí cho bể cá, cây thủy sinh làm khu vực ẩn náu cho cá). Kiểm tra nước hàng tuần để luôn đảm bảo chất lượng nước.

4. Hãy lưu ý bất kỳ thay đổi nào của cá betta để kịp thời phòng bệnh cho cá.

Lược dịch: https://nippyfish.net

Đăng ngày 11/07/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:26 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:26 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:26 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:26 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:26 29/03/2024