Lận đận với nghề nuôi cá tra - Bài 3: Cách nào để tháo gỡ?

Thời gian qua, đã có không ít chủ trương, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra trong tỉnh, nhưng tất cả đều bất thành.

phile dong lanh
Phi lê đông lạnh vẫn là sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu.

Thông tin từ Chi cục Thủy sản Hậu Giang, người nuôi cá tra trong tỉnh đang đối mặt với khó khăn lớn nhất là giá bán luôn thấp hơn giá thành sản xuất, mất cân đối cung - cầu, một số doanh nghiệp thu mua chiếm dụng vốn (chủ yếu là hình thức mua cá tra trả chậm) dẫn đến người nuôi khó chủ động được chi phí để tái đầu tư sản xuất. Mặt khác, trước những tác động từ các rào cản về thương mại, kỹ thuật, chương trình giám sát an toàn thực phẩm của một số quốc gia nhập khẩu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và tiêu thụ cá tra của tỉnh.

Chờ thời cơ vực dậy

Một điều dễ thấy rằng, hệ thống hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản tại một số địa phương trong tỉnh như thủy lợi, đường giao thông, lưới điện... ở các vùng nuôi cá tra đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư cải tạo kịp thời. Hầu hết người nuôi chưa có mối liên kết trong sản xuất, thiếu hợp đồng bao tiêu sản phẩm làm phát sinh nhiều rủi ro. Bởi có không ít hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ trong tỉnh đang cầm cự với nghề bằng cách trực tiếp đem sản phẩm ra chợ bán, chờ cơ hội tái đầu tư sản xuất.

Ông Trương Văn Dương, ở ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho hay: “Mục đích tôi nuôi cá là để cải thiện sinh kế gia đình. Có lúc tôi am hiểu nghề này đến nỗi chỉ cần con cá lên ngớp là biết có bệnh hay không. Mặc dù lỗ nặng mấy đợt nhưng tôi vẫn cố nuôi theo hình thức bán tự nhiên, chờ thời cơ vực dậy”. Thực tế là hơn 2 năm nay, ông Dương luôn thả nuôi trên diện tích hơn 4.000m2 nhưng mật độ thả nuôi rất ít. Đây là cách mà ông cho rằng vừa thỏa lòng đam mê, vừa tạo nên “đồng ra đồng vô”, ổn định cuộc sống gia đình, tìm ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá tra trong tương lai.

Tương tự, để duy trì nghề nuôi cá tra đến thời gian này, ông Lâm Văn Dũng, ở khu vực 7, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, luôn tính toán khá kỹ từ hệ số thức ăn đầu tư cho đến việc áp dụng đúng quy tình kỹ thuật thả nuôi nhằm tiết giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, kết hợp phân bố hợp lý diện tích thả nuôi, tức là nuôi theo kiểu rải vụ để có sản phẩm xuất bán thường xuyên trong năm. Theo đó, khoảng 2 tháng trước, ông vừa thu hoạch hầm cá gần 2.000m2, bán với giá 19.500 đồng/kg, tính ra chỉ huề vốn. Mặc dù vậy ông vẫn không nản chí với nghề nuôi cá tra tiềm ẩn nhiều rủi ro này.

Theo ông Dũng, dù nhiều người đã neo hầm cá lại và ở địa phương cũng đã có nghe thông tin đối với các thương lái một số nơi đặt vấn đề mua cá tra quá lứa, nhưng hầu hết người nuôi cá tra trong vùng đều không vỗ béo để bán theo hình thức này. Người nuôi cá cũng hiểu, nếu nuôi cá vượt trọng lượng, nhà máy không thu mua cá để chế biến xuất khẩu thì mọi thiệt thòi đều thuộc về hộ nuôi nên nhiều người rất cảnh giác.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

“Trên thực tế, giá cá tra đang trên đà lao dốc mạnh, có người xuất bán thua lỗ, có người chưa bán được nên cảm thấy bất an. Vì vậy, trước mắt, người dân có thể tận dụng diện tích mặt nước sẵn có để thả nuôi các loài thủy sản khác như cá thát lát, rô phi, lóc đồng nhằm cải thiện kinh tế gia đình. Còn về lâu dài phải chờ cấp có thẩm quyền của tỉnh ban hành chủ trương quy hoạch vùng nuôi tập trung mới có chính sách hỗ trợ cụ thể, giúp người nuôi yên tâm sản xuất”, ông Lê Hùng Chiến, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, đề xuất.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hậu Giang Nguyễn Thị Thùy Lam cho biết: Mặc dù thời gian qua, về phía đơn vị đã đề xuất nhiều giải pháp cho người nuôi cá tra vượt qua khó khăn nhưng vẫn chưa thể triển khai thực hiện được. Vì lẽ đó, tới đây, bà con cần liên kết thành các tổ, câu lạc bộ hay hợp tác xã để giúp đỡ nhau về kỹ thuật, vốn. Đồng thời, phải nuôi theo quy chuẩn kỹ thuật an toàn; quản lý chặt chẽ môi trường nuôi và kiểm soát dịch bệnh, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, mang tính cạnh tranh cao.

Theo bà Lam, phía đơn vị chuyên môn sẽ chủ động cập nhật thông tin thị trường, cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất thông qua công tác đào tạo, tập huấn và xây dựng các mô hình nuôi thủy sản thí điểm có hiệu quả; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại với các địa phương lân cận để tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ thủy sản, làm cầu nối cho các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, thức ăn, thuốc... với người nuôi cá nhằm từng bước ổn định tình hình sản xuất, góp phần duy trì nghề nuôi cá tra đầy tiềm năng của tỉnh.

Đến nay, cấp có thẩm quyền của Hậu Giang đã thẩm định xong dự án quy hoạch vùng nuôi cá tra 500ha và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Theo cơ quan chuyên môn tỉnh, khi quy hoạch chính thức được thông qua sẽ hình thành khu vực thả nuôi tập trung, dễ quản lý, góp phần thúc đẩy mối liên kết, hợp tác với doanh nghiệp thu mua, ổn định đầu ra, cũng như tìm nơi cung cấp con giống đáng tin cậy hơn cho người nuôi. Đây cũng được xem là một hướng mở cho nghề nuôi cá tra ở Hậu Giang trong thời gian tới.

Báo Hậu Giang, 27/07/2016
Đăng ngày 28/07/2016
Chí Công
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 15:30 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 15:30 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:30 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:30 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:30 20/04/2024