Lần đầu tiên ghi hình cá rồng biển màu hồng ngọc

Loài cá rồng biển có màu hồng ngọc hiếm thấy trong tự nhiên lần đầu tiên được ghi hình tại vùng biển phía tây Australia.

cá rồng biển
Mẫu vật cá rồng biển màu hồng ngọc trôi dạt vào vào vùng bờ biển Point Culver, gần quần đảo Recherche ở phía tây Australia. Ảnh: National Geographic.

Cá rồng biển màu hồng ngọc (tên khoa học Phyllopteryx dewysea) được xác định là một loài mới vào năm 2015 sau khi các nhà khoa học phân tích trình tự ADN trên 4 mẫu vật khô của loài này trôi dạt vào bờ hoặc dính lưới ngư dân trong khoảng năm 1919-2007, theo New Scientist.

Trong hai năm 2015 và 2016, thêm hai mẫu vật cá rồng biển màu hồng ngọc trôi dạt vào vùng bờ biển Point Culver, gần quần đảo Recherche ở phía tây Australia, thôi thúc các nhà khoa học quyết tâm tìm thấy loài này trong tự nhiên.

Nhà sinh vật học Greg Rouse, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California, Mỹ, xác nhận cảnh quay cá rồng biển màu hồng ngọc dài khoảng 25cm được thực hiện tại vùng nước sâu 55 m thuộc quần đảo Recherche.

Nhóm nghiên cứu miêu tả việc tìm thấy cá rồng biển màu hồng ngọc giống như "mò kim đáy biển". Phải tới lần lặn thứ tư, họ mới phát hiện hai cá thể loài này đang ăn thức ăn và di chuyển nhẹ nhàng quanh khu vực rặng đá mà họ gọi là "khu vườn bọt biển".

Theo National Geographic, đây là loài cá rồng biển (họ hàng với cá ngựa) thứ ba trên thế giới được tìm thấy.

"Tây Australia là khu vực có môi trường sống đa dạng. Mỗi loài tìm thấy ở đây đều xứng đáng được chú ý. Chúng tôi hy vọng môi trường sống của loài cá rồng biển hồng ngọc được bảo vệ càng sớm càng tốt", các nhà nghiên cứu chia sẻ.

VnExpress, /01/2017
Đăng ngày 16/01/2017
Huỳnh Phương
Khoa học

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 09:51 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 10:48 08/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 14:10 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 14:10 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 14:10 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 14:10 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 14:10 18/10/2024
Some text some message..