Lần đầu tiên mô hình nuôi cua hai da trên núi thành công

Lần đầu tiên, mô hình nuôi cua hai da tại Lào Cai - nơi cách biển hơn 500km đã thành công. Điểm đặc biệt chính là nguồn nước nuôi được pha chế riêng theo tỷ lệ.

Mô hình nuôi cua
Anh Nguyễn Bá Cảnh - người đầu tiên thành công trong mô hình nuôi cua trên núi. Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam

Anh Nguyễn Bá Cảnh, ngụ tại phường Bắc Cường, TP Lào Cai, đã đạt thành công đầu tiên trong việc nuôi cua biển trên giàn nuôi tại vùng núi Lào Cai, nằm cách biển khoảng 500km.

Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, anh Cảnh đã tự mình đầu tư xây dựng một hệ thống giàn nuôi cua biển tại không gian bên trong nhà rộng khoảng 100m2. Điểm đặc biệt của mô hình nuôi cua biển của anh Cảnh là việc nuôi đồng thời từ 8 đến 9 con cua biển trong mỗi khay, không giống với mô hình nuôi tại một số nơi khác ( mỗi con cua biển được đặt trong một hộp nhỏ riêng biệt).

Các khay chứa cua biển được xếp chồng lên nhau, tiết kiệm không gian và dễ dàng tháo lắp, di chuyển, giúp cho việc chăm sóc và cung cấp thức ăn hàng ngày cho cua trở nên thuận tiện hơn. Mô hình nuôi cua biển trong nhà giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, môi trường nuôi được kiểm soát được nhiệt độ và khá thoáng mát.

Anh Cảnh chia sẻ, "Mỗi hệ thống giàn nuôi trong nhà đòi hỏi đầu tư không nhiều, chưa đến 80 triệu đồng và có thể nuôi từ 100 đến 200 con cua biển. Đối với cua biển lớn, ta có thể buộc càng để tránh cua cắp nhau và làm hỏng càng, đảm bảo thu hoạch được sản phẩm chất lượng cao."

CuaCua hai da tại cơ sở nuôi của anh Cảnh. Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam

Theo anh Cảnh, mô hình nuôi cua biển trong ao theo truyền thống và mô hình nuôi cua biển trong hộp đã được triển khai ở nhiều nơi, nhưng để thành công trong việc nuôi cua biển tại vùng núi Lào Cai là rất khó, và anh là người đầu tiên làm được điều này. Ngoài ra, mô hình nuôi cua biển của anh Cảnh sử dụng nước biển tự pha, giúp giảm thiểu chi phí với mỗi khối nước, chỉ cần vài trăm nghìn đồng, trong khi nếu phải nhập nước biển từ xa thì chi phí sẽ lên đến từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng cho mỗi mét khối. 

Điều này đặc biệt quan trọng vì Lào Cai nằm ở xa biển và đi lại đến vùng biển gần đó là Hải Phòng hoặc Nam Định mất rất nhiều thời gian. Hệ thống nuôi cua biển của anh Cảnh bước đầu tuy khó khăn nhưng đã được hoàn thiện và đã hoàn thành được quy trình nuôi chặt chẽ.

Toàn bộ hệ thống và cơ sở giàn nuôi đã trải qua quá trình tối ưu hóa và cải tiến, đảm bảo dễ dàng trong việc chăm sóc và vệ sinh, đồng thời tiết kiệm không gian nhưng vẫn cho phép nuôi số lượng lớn cua biển. Trong quá trình này, việc xử lý nước đóng vai trò quan trọng và được thiết kế theo nguyên tắc tuần hoàn. Hệ thống này loại bỏ các tạp chất và bổ sung các khoáng chất cần thiết cho nước.

Khi nước được cung cấp vào các khay nuôi cua, thức ăn thừa và các chất thải được đi qua hệ thống lọc thô, sau đó qua bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn. Nước sau đó được tái sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí và không gây ô nhiễm môi trường.

Chất lượng nước cùng với các chỉ số như nhiệt độ, độ mặn, khoáng chất và các thành phần khác đều được điều chỉnh tự động để đảm bảo môi trường tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cua.

Nuôi cuaMô hình nuôi cua hai da trên núi bước đầu đã đem lại thành công nhất định với chi phí thấp, nguồn ra ổn định. Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam

Cua biển được nuôi tại Lào Cai thuộc loại cua cốm, còn được biết đến với tên gọi cua hai da. Quá trình lột vỏ của cua diễn ra trong khoảng 1 - 2 ngày. Loại cua này hiếm thấy trong môi trường tự nhiên và được xem là loại cua có hương vị ngon nhất, được người tiêu dùng yêu thích.

Anh Cảnh chia sẻ rằng một trong những thách thức lớn nhất là vận chuyển cua giống từ vùng biển lên Lào Cai phải mất tới 8 - 9 tiếng. Ngoài ra, cua cần một thời gian để hồi phục sau quá trình vận chuyển, có nguy cơ tử vong cao. Cua giống được chọn lọc kỹ càng và phải có thịt chắc để nuôi thành cua cốm, tạo ra dòng cua hai da. Cua hai da khi chế biến và thưởng thức không cần bỏ phần vỏ vì chúng còn mềm mịn.

"Để nuôi thành công loại cua này, phải có hiểu biết sâu rộng về con cua biển, vì thậm chí ở cửa hàng hải sản, cua sau khi nhập về chỉ trong 4 - 5 ngày đã  bị giảm chất lượng và có nguy cơ chết dần, bị ngộp. Để nuôi thành công cua hai da, nguồn nước phải duy trì chất lượng ổn định để cua mới có thể thực hiện quá trình lột vỏ. Mỗi lứa cua sau khoảng 25 - 30 ngày nuôi đã có thể được xuất bán, với trung bình từ 3 đến 5 con/kg", anh Cảnh chia sẻ.

Tại thị trường Lào Cai hiện nay, giá cua cốm dao động trong khoảng 700 - 800 nghìn đồng/kg. Mặt hàng này cũng được du khách Trung Quốc ưa chuộng, đặc biệt là những du khách từ Hà Khẩu (Trung Quốc) có thể đi qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai để tới đây và thưởng thức những món hải sản tươi ngon.

Đăng ngày 10/09/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 23:26 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 23:26 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 23:26 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 23:26 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 23:26 20/11/2024
Some text some message..