Lần đầu tiên phát hiện một "em bé" cá mập ma

Con cá đã xuất hiện trước ống camera giống như một bóng ma nhợt nhạt. Nó có thân hình của một con cá mập khô quắt queo, với đôi mắt trắng dã còn người thì đầy những vết như sẹo khâu.

cá mập ma
Cá mập ma trông giống như một con chuột trụi lông non nớt, với đôi mắt to và hai vây giống như hai chiếc lông gà ướt gắn vào. Ảnh Sciencealert

Trong một cuộc khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu Thủy quyển và Khí quyển Hoa Kỳ (NIWA), các nhà khoa học của họ đã đến khu vực ngoài khơi gần đảo South Island của New Zealand để thực hiện một cuộc điều tra dân số đối với loài hoki, một loài cá địa phương, thịt trắng và là đặc sản xuất khẩu của quốc gia này.

Mục tiêu của các nhà khoa học tại NIWA: Họ sẽ thả lưới xuống độ sâu 1.200 m ở nhiều địa điểm, thu thập, kiểm đếm số cá hoki mắc lưới rồi kết hợp những con số với nhau nhau thành một bản đồ, mô hình ước tính toàn bộ dân số của quần thể cá này ở South Island.

Thế nhưng, trong một lần kéo lưới, tình cờ, các nhà khoa học lại tìm thấy một sinh vật kỳ lạ. Nó trông giống như một con chuột trụi lông non nớt, với đôi mắt to và hai vây giống như hai chiếc lông gà ướt gắn vào.

Qua lớp da gần như trong suốt của nó, các nhà nghiên cứu nhìn thấy một chất lỏng màu vàng. Điều này khiến Brit Finucci, nhà khoa học thủy sản của NIWA ngay lập tức biết họ đã tìm thấy một mẫu vật quý hiếm: Đó là một con cá mập ma, chính xác là một con cá mập ma non mới nở ra từ trứng. "Bạn có thể biết điều đó, vì thứ vàng vàng trong bụng nó chính là noãn hoàng, hay lòng đỏ của quả trứng", Finucci nói. Bình thường, cá mập ma sẽ đẻ trứng tận mãi dưới đáy biển. Phôi trứng nằm trọn trong noãn hoàng, và chúng sẽ ăn lòng đỏ trứng cho đến khi nở ra.

Không biết vì sao con cá mập ma non nớt này lại có thể bơi lên tới độ sâu 1.200 m. "Hầu hết cá mập ma nước sâu mà con người bắt gặp từ trước đến nay đều là những con cá trưởng thành, cá sơ sinh không thường xuyên được báo cáo, vì vậy chúng tôi biết rất ít về chúng", Finucci nói.

Nhưng chính xác thì cá mập ma là gì? Tại sao nó lại có tên gọi như vậy? Con cá đã xuất hiện trước ống camera giống như một bóng ma nhợt nhạt. Nó có thân hình của một con cá mập khô quắt queo, người đầy những vết giống như sẹo khâu, và đôi mắt thì trắng dã. Con cá bơi nhưng vẻ ngoài của nó không toát ra bất kỳ một chút sức sống nào.

cá mập ma
Cá mập ma mới sinh lần đầu tiên được tìm thấy. Ảnh Sciencealert

Trên thực tế, cá mập ma không hẳn là cá mập. Nó thuộc vào một trong 50 giống cá chuột đã được phát hiện, một loài lai giữa cá mập và cá đuối. Tất cả những con cá mập ma này vì vậy đều không có xương. Toàn bộ hệ thống khung giữ cho cơ thể chúng cứng cáp thực chất chỉ là sụn.

Video đầu tiên về loài cá này được quay là vào năm 2000. Nhưng phải đợi đến năm 2002, một nhóm các nhà khoa học mới mô tả nó lần đầu tiên trên tạp chí Cybium. Cá mập ma từ đó mới chính thức có một danh pháp khoa học và được công nhận: Hydrolagus trolli -cái tên là để  vinh danh Ray Troll, một họa sĩ người Alaska, người thường giúp các nhà khoa học vẽ minh họa các loài động vật biển mà họ phát hiện.

Lonny Lundsten, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) ở California cho biết: "Đó là một con cá trông kỳ lạ với cái mõm nhọn. Nó có một cái đuôi dài, thuôn và cũng nhọn, đôi mắt tương đối lớn, và nó gần như có màu xám trắng".

Cá mập ma khá nhỏ nếu so sánh với các loài cá mập thực thụ. Chúng chỉ dài từ 60-90 cm, nhưng sống ở các vùng nước rất sâu, từ 1.600 m xuống đến hơn 2.000 m. Cá mập ma thường cư trú ở các đáy biển có nhiều đá thay vì trầm tích mềm. Các hóa thạch sớm nhất của tổ tiên loài cá này đã được các nhà cổ sinh vật tìm thấy với niên đại trong khoảng 350 triệu cho đến 375 triệu năm. Điều đó có nghĩa là cá mập ma đã có mặt trên Trái Đất trước cả thời đại khủng long.

Ngày nay, cá mập ma thi thoảng được tìm thấy ở ngoài khơi Australia, New Zealand và New Caledonia. Tuy nhiên, khi mắc vào lưới của các ngư dân và được đưa về tới đất liền, phần lớn chúng đều đã chết. Tổng cộng 23 tiêu bản cá mập ma đã được thu thập và lưu trữ, nhưng tất cả đều là cá trưởng thành. Chưa bao giờ các nhà khoa học tìm thấy một con cá mập ma mới sinh như lần này. Vì vậy họ rất chắt chiu cơ hội để nghiên cứu nó.

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Thủy quyển và Khí quyển Hoa Kỳ (NIWA) dự định sẽ xét nghiệm gen để xác định chính xác loài của con cá mập ma này. Các nhà khoa học hiện đã phát hiện tới hơn 50 loài cá mập ma tất cả. Có một vài đặc điểm thú vị thu hút họ ở những con cá này. Ngoài vẻ ngoài và màu sắc nhợt nhạt, những con cá mập ma thường có những vết bớt trắng trên da, trông giống như những vết sẹo chỉ khâu sau phẫu thuật. Các nhà khoa học cho biết chúng thực chất là những ăng ten radar của loài cá này. Những vết bớt trắng hình chỉ khâu tập trung chủ yếu ở đầu, cho phép cá mập ma cảm nhận từng rung động nhỏ của nước xung quanh. Những con cá mập ma có thể dùng kỹ năng đó để săn mồi. Nhưng cho tới nay, chế độ ăn của cá mập ma từ nhỏ cho tới khi trưởng thành vẫn còn là điều mà các nhà khoa học phải nghiên cứu.

Với việc tìm thấy một con cá mập ma non, trong bụng vẫn còn noãn hoàng, các nhà khoa học tại NIWA bây giờ đã có thể soi thêm một luồng ánh sáng vào loài cá kỳ lạ này. 

Sciencealert, Livescience/ Pháp luật & Bạn đọc
Đăng ngày 23/02/2022
Thanh Long
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 00:31 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:31 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 00:31 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 00:31 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 00:31 15/01/2025
Some text some message..