Làng bè “treo” lồng vì trắng cá ngày cận Tết

Hơn 10 năm qua, chưa bao giờ vựa cá lồng bè xã Thạch Sơn (huyện Thạch Hà) lâm vào tình trạng bi đát như mùa Tết năm nay. Trận cá chết hàng loạt vào đầu tháng 9 khiến hàng chục hộ dân vẫn đang trong tình trạng “treo lồng”.

Làng bè Song Hải
Hơn 80 tấn cá chết vào tháng 9/2019, khiến các hộ nuôi cá tại thôn Song Hải vẫn đang trong tình trạng “treo lồng”.

“Treo lồng” vì cá chết

Khi những vùng nuôi trồng khác đang tất bật cho mùa thu hoạch lớn nhất trong năm thì tại không khí tại thôn Song Hải (xã Thạch Sơn) lại đìu hiu lạ thường. Nguyên nhân bởi cách đây ít tháng, 80 tấn cá của bà con vùng Song Hải bỗng dưng chết trắng bè chỉ sau một đêm.

Anh Nguyễn Văn Đức (Trưởng thôn Song Hải) vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ cá chết. Anh Đức kể: “Khoảng 2-3h sáng ngày 8/9/2019, nghe hàng xóm nói có cá chết ngoài bè, cha con tôi vội chạy ra vùng nuôi của gia đình. Nhìn cá nổi từng lớp trong lồng nuôi mà không dám tin. Đến tầm sáng, 12 ô nuôi của nhà tôi cá đã chết nổi kín mặt nước".

Năm 2019 gia đình anh Đức thả nuôi hơn 2.000 con cá giống các loại, chủ yếu là cá chẽm, cá hồng Mỹ… Hàng năm, gia đình anh Đức cũng đã thu lợi từ việc xuất bán các loại cá trên với mức giá bình quân từ 150 đến 170 ngàn đồng/kg.

10 năm nuôi cá bè ở dòng sông này, anh Đức cho biết đây là lần đầu tiên bị thiệt hại nặng nề như vậy. "Lứa cá nuôi gần 8 tháng, đang chờ ngày bán Tết để chi trả nợ nần tiền thức ăn. Thay bằng bắt cá đi bán như mọi năm, tôi phải xúc cá vào bao tải cho xe chở đi đổ mà không đành”.

Thời điểm cá chết, mỗi con cá tại lồng nhà anh Đức có trọng lượng từ 1,5- 3kg. Gia đình anh dự định bán rải rác còn dự trữ trong dịp Tết nguyên đán khoảng hơn 2 tấn cá nhưng giờ thì chết hết. Theo tính toán của anh Đức, với 2 tấn cá bán vào dịp Tết sẽ đưa về cho gia đình anh khoảng gần 400 triệu đồng.


Lồng bè và nước đã được vệ sinh môi trường nhưng người dân vẫn chưa dám tái nuôi trồng thả lứa giống mới.

Hộ gia đình ông Hồ Duy Sáng (58 tuổi) cũng mất cả trăm triệu đồng khi 1 tấn cá bị chết trong đợt này. Cá của hộ gia đình ông chủ yếu là cá hồng Mỹ, cá vược… trong giai đoạn thu hoạch từ 1,5kg -2,5kg.

“Hơn 10 năm nuôi trồng thủy sản chưa bao giờ dân làng tôi chứng kiến cá chết nhiều như vậy. Đến giờ nghĩ lại tôi lại thấy đau lòng bởi bao nhiêu vốn lẫn lãi cả năm, có khi mấy năm nằm ở đó cả. Tết này chẳng ai còn muốn nghĩ đến sắm Tết nữa", ông Sáng trầm ngâm.

Vụ cá chết hàng loạt đã gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng cho bà con vùng nuôi trồng tại thôn Song Hải. Ngay sau khi cá chết, các chuyên gia đã lấy mẫu để kiểm tra, xác định nguyên nhân khiến hơn 80 tấn cá lồng bè trong các ô nuôi trồng chết do sốc ngọt sau mưa lũ.

Làng bè “lỡ hẹn” mùa cá Tết

Đã hơn 3 tháng qua, nhiều hộ dân vẫn còn e dè khi tái nuôi trồng trong các ô lồng tại đây. Đến thời điểm này, những ô lồng tại đây gần như bỏ không. Cả thôn mới chỉ mới có 1 hộ dân thả thí nghiệm con giống tại 7 ô lồng với số lượng nhỏ. Nhưng cá trong giai đoạn này cũng chỉ mới cho trọng lượng khoảng 0,3kg-0,4kg, không có cá bán cho các thương lái trong dịp Tết này.

Những mùa Tết trước, người dân tại đây đều tất bận bán cá nhiều khi quên cả ăn thì giờ đây những chuyến xe tải chở cá cũng vắng bóng trên các con đường vào thôn.


Những hộ có tàu lớn tranh thủ ra khơi, những hộ còn lại chỉ biết tranh thủ làm thêm ít nghề phụ như bóng tôm… vớt vát chút tiền khi cái Tết đã cận kề.

Ông Nguyễn Văn Bình (một hộ dân tại thôn Song Hải) hoài niệm: “Năm ngoái, từ trước Tết Kỷ Hợi, khoảng 20 ngày là thương lái trong, ngoài tỉnh đổ về làng mua cá. Ở đây, hộ ít bán 5 – 6 tạ, hộ nhiều xuất hơn vài ba tấn.  Chỉ dịp Tết, các hộ dân đã thu lãi gần cả trăm triệu đồng. Sắm Tết cũng đủng đỉnh dư dả lắm”.

Thế nhưng, Tết Canh Tý này mọi thứ thay đổi, cá của dân bị chết sạch nên họ không còn gì để bán, dân làng bè vì thế sợ Tết.

Người lớn, trẻ nhỏ chỉ biết tần ngần trong nhà, lặng lẽ nhìn những bè cá trống không. Những hộ có tàu lớn tranh thủ ra khơi, những hộ còn lại chỉ biết tranh thủ làm thêm ít nghề phụ như bóng tôm… vớt vát chút tiền khi cái Tết đã cận kề.

Vừa đan lại chiếc bóng, chị Nguyễn Thị Bình, lắc đầu: “Vốn liếng đổ vô đó hết giờ muốn tái nuôi lại cũng khó. Mấy tháng qua, nhà tôi cũng tranh thủ làm thêm các nghề phụ để kiếm thêm tiền thu nhập nhưng không thể bằng nuôi cá lồng bè”.


Không có cá bán, mọi con đường vào làng bè Song Hải vào những ngày cận Tết đìu hiu khác hẳn những năm trước.

Được biết, vựa nuôi trồng cá lồng bè thôn Song Hải có hơn 64 cụm lồng với 64 hộ dân phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên diện tích 20 ha mặt nước. Trong đó, mỗi cụm có từ 4 đến 6 ô nuôi, bình quân mỗi ô có thể thả nuôi từ 200 đến 250 con cá chẽm và cá hồng Mỹ.

Theo ông Đặng Hữu Diệu – Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn cho biết: Vụ cá chết hàng loạt vào đầu tháng 9/2019 đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của người nuôi trồng cá lồng bè tại thôn Song Hải. Sau sự cố, chính quyền xã đã hỗ trợ 4,5 tấn cá cho các hộ nuôi trồng bị thiệt hại để động viên. Đến thời điểm hiện tại, UBMTTQ tỉnh đã có văn bản hỗ trợ tiền mua cá giống để bà con tái đầu tư.

Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro, chính quyền đã tổ chức các lớp đào tạo nghề, gia hạn giấy phép tàu thuyền… nhằm chuyển đổi nghề từ nuôi trồng cá lồng bè sang các hoạt động ngành nghề.

Dân Trí
Đăng ngày 15/01/2020
Phượng Vũ – Văn Dũng
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 03:05 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 03:05 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 03:05 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 03:05 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 03:05 17/02/2025
Some text some message..