Làng cá cơm Mũi Né

Tháng năm, dải đất miền Trung trời vẫn nắng như đổ lửa. Tôi đến làng nghề cá cơm phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) cũng là lúc mặt trời đã quá đỉnh đầu. Dưới cái nắng sạm da, hàng chục công nhân nơi đây đang hối hả đưa những mẻ cá cơm vừa mới ra lò đang bốc khói nghi ngút ra sân phơi để kịp đón cái nắng gay gắt giữa trưa.

cá cơm
Cá cơm hấp phơi khô từng mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân phường Mũi Né.

Một thời hoàng kim

Thấy tôi đến, lão ngư Bùi Hữu Nghĩa (70 tuổi, khu phố 5, phường Mũi Né) mồ hôi nhễ nhại bước ra khỏi lò chế biến cá cơm của mình rồi chỉ tay về phía trước xưởng nói giọng ồm ồm: “Qua đó ngồi đi! Chú vào đây có mà thành heo quay”. Khều tay lấy chiếc nón lá quạt liền tay để “đuổi” những dòng mồ hôi đang chảy dài trên trán, ông Nghĩa chậm rãi kể: “Nghề khai thác cá cơm nơi đây đã có truyền thống từ trước giải phóng. Còn nghề hấp cá cơm xuất hiện sau đó từ năm 1997, bởi khi đó cá cơm nhiều vô kể, người dân làm nước mắm không hết nên đem cá đi hấp rồi phơi khô để tăng thêm thu nhập”. Giai đoạn này, cá cơm biển phơi khô của Mũi Né nức tiếng thơm ngon, không những được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước mà còn xuất khẩu. Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm nghề biển, ông Nghĩa chia sẻ, mùa cá cơm ở đây bắt đầu từ tháng ba đến tháng tám âm lịch, có giai đoạn tàu thuyền chỉ cần ra khơi khoảng một hải lý, nếu may mắn gặp luồng cá thì một mẻ lưới có thể kiếm được hàng tấn cá cơm. “Ăn không thể hết được rồi, vậy là cá cơm được chế biến làm nước mắm rồi đem hấp mang phơi khô bán ra thị trường. Khi đó, dọc làng chài Mũi Né có đến hàng trăm cơ sở chế biến cá cơm hấp, lao động khắp nơi đổ về làm thuê, không khí rất nhộn nhịp”, ông Nghĩa nhớ lại.

Tạm rời lò cá của ông Nghĩa, tôi ghé cơ sở chế biến cá cơm Bà Cẩm (khu phố 8, phường Mũi Né), nơi được mệnh danh có sản phẩm cá cơm khô ngon nức tiếng trong vùng. Ở tuổi lục tuần, bà Cẩm nhìn còn rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn khi vẫn tất bật cùng với công nhân chế biến những mẻ cá cơm tươi rói mới đưa từ biển lên. Nhấc bổng sọt cá cơm nặng chừng hơn 10kg cho vào nồi hấp, bà Cẩm quay sang tôi, nói: “Bác làm nghề này đã hơn 10 năm nay rồi. Ở vùng này, cách đây khoảng 5 năm người ta làm cá cơm dọc kín bãi biển, nhiều cơ sở lúc nào cũng có thường xuyên không dưới 20 lao động, thu nhập khá lắm”.

Khắc khoải với nghề

“Thế còn bây giờ nghề cá cơm ra sao rồi bác?”, tôi tiếp lời bà Cẩm. “Nghề này giờ bạc như cá cơm vậy đó. Nguồn cá cơm ngày càng cạn kiệt, người làm quá vất vả, đầu ra bấp bênh, lời lãi chẳng bao nhiêu nên họ đã bỏ nghề nhiều lắm rồi”, bà Cẩm trả lời. Đến đây tôi đã hiểu lời của ông Nguyễn Nam Long, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Mũi Né tâm sự trước khi tôi xuống làng chài: “Trước đây quả thật nghề này đã đem về thu nhập rất lớn cho người dân, nhưng đến nay nhiều cơ sở đã bỏ nghề, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng”. Để minh chứng, ông Long đưa cho tôi xem danh sách thống kê các cơ sở chế biến cá cơm biến động qua từng thời kỳ. Năm 2010, toàn phường có tới gần 130 cơ sở chế biến cá cơm khô với sản lượng khoảng 5.000 tấn cá tươi mỗi năm, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng trên dưới 2.000 lao động. Nhưng đến thời điểm hiện tại, toàn phường chỉ còn khoảng 80 cơ sở hoạt động với sản lượng khiêm tốn.

Tiếp tục câu chuyện, bà Cẩm cũng thẳng thắn công nhận, ngoài chuyện ngư trường đang dần thu hẹp, nguồn cá ngày càng cạn kiệt, giá thành thứ gì cũng tăng thì cách làm của chúng ta còn quá lạc hậu nên chất lượng cá cơm chưa đạt tiêu chuẩn để vươn ra thị trường nước ngoài. “Cơ sở của tôi cũng từng có khách từ Hàn Quốc ghé tham quan, đặt vấn đề mua sản phẩm nhưng phải theo một quy trình nghiêm ngặt. Nhưng để đầu tư được một lò sản xuất cá cơm khô đạt tiêu chuẩn xuất ngoại lên đến hàng tỷ đồng thì người dân lấy đâu ra kinh phí mà làm”, bà Cẩm than thở. Tranh thủ ngồi nghỉ chờ mẻ cá mới, chị Nguyễn Thị Lan, công nhân có thâm niên hơn 10 năm trong nghề làm cá cơm nơi đây, trăn trở: “Trước đây làng nghề này nhộn nhịp lắm, nhưng giờ cá ngày càng ít, tiền công thấp và làm vất vả nên người dân đã bỏ nghề nhiều”.

Nỗ lực cứu làng nghề

Mang tâm sự của những người dân làng chài làm nghề cá cơm gặp lại ông Nguyễn Nam Long, tôi còn được biết, chính quyền sở tại cũng đang rất lúng túng về vấn đề này. Hiện tại, sản phẩm cá cơm hấp phơi khô Mũi Né chủ yếu được xuất qua Trung Quốc, nhưng người dân thường xuyên bị thương lái ép giá, giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào phía bên họ. Thế nhưng, có một điều khiến nhiều người tiếc nuối cho làng nghề cá cơm nơi đây, đó là với vị trí làng nghề vô cùng thuận lợi khi nằm sát ngày cạnh “thiên đường du lịch” Mũi Né, nhưng lại không khai thác được du lịch gắn với làng nghề truyền thống của địa phương. Mặc dù, theo ông Long, địa phương cũng đang tìm mọi cách để đầu tư làng nghề và tìm hướng đi thích hợp để các làng nghề truyền thống phát triển, gắn với du lịch theo hướng bền vững. Nhưng làm thế nào, bắt đầu từ đâu thì lại chưa có phương án phù hợp. Vì vậy, người làm nghề đang cần cơ quan chức năng vào cuộc hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá cơm, để từ đó nâng cao giá trị sản phẩm nhằm giúp bà con bán được giá, sản phẩm có sức cạnh tranh. Bên cạnh đó là những cơ chế, chính sách hỗ trợ để người dân thay đổi hình thức sản xuất theo hướng hiện đại để cá cơm có nhiều sản phẩm phong phú hơn, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Rồi nữa, xu hướng du lịch trải nghiệm cộng đồng, gần với người dân đang ngày càng nở rộ, thì việc làng nghề cá cơm Mũi Né sẽ trở thành điểm đến lý thú của du khách là điều hoàn toàn có thể nếu được chính quyền và ngư dân quan tâm đầu tư. Bởi, khi làng nghề được vực dậy sẽ giải quyết được công ăn việc làm ở khu vực nông thôn, đồng thời giữ được cái hồn và nét văn hóa truyền thống của làng nghề.

Rời làng nghề cá cơm Mũi Né, bà Cẩm dúi cho tôi một gói cá cơm khô mặn mòi hương vị của biển kèm lời dặn: “Cháu cầm chút quà biển về trên dùng với bạn bè cho vui. Không chừng lần sau ghé lại Mũi Né có thể bác sẽ không còn làm nghề này nữa!”. Tôi lững thững bước đi nhưng không tin sẽ “có ngày” như bác Cẩm nói.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 03/06/2015
Đăng ngày 04/06/2015
Nguyễn Tiến
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:03 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 17:03 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 17:03 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 17:03 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 17:03 30/11/2024
Some text some message..