Làng đổi đời nhờ cá “ông trời”

Con cá được lựa chọn tươi ngon, thịt chắc, sau khi xóc muối làm sạch thì uốn cong sao cho miệng cá ngậm trọn lấy đuôi tạo thành hình tròn. Cá luộc xong vớt ra sấy khô, sau đó xông bằng bã mía. Khói bã mía giúp cá ngọt hơn, mùi thơm hơn và màu vàng ươm đẹp mắt.

cá ông trời
Gọi là cá “ông trời” vì hình tròn tượng trưng cho trời, và là món ngon cúng trời đất, thần linh.

Làng chài Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) từ lâu đã nổi tiếng với món cá “ông trời” độc đáo, cầu kỳ trong chế biến nhưng lại dễ dàng trong thưởng thức. Nguồn gốc món ăn xuất phát từ ước mong mưa thuận gió hòa của người dân biển xưa, và đến ngày nay nó thực sự đã giúp nhiều gia đình đổi đời.

Cầu kỳ chế biến cá “ông trời”

Nghi Thủy là một làng nghề lâu đời ở Nghệ An. Mới đi đến đầu làng đã ngửi thấy mùi cá, mùi mực, mùi của các loại hải sản tươi, khô thơm nồng. Các cột khói từ hoạt động nướng cá, luộc cá cuộn lên mù mịt nhưng không gây cảm giác ngột ngạt mà khiến lòng người phấn chấn bởi sự ấm no và không khí lao động rộn ràng. Người dân ở đây không có ruộng đất, cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào biển cả. Đàn ông khỏe mạnh thì đi biển đánh bắt. Đàn ông có tuổi và phụ nữ thì ở nhà chế biến cá để bán.

Ông Nguyễn Văn Huệ - Chủ tịch Hội Nông dân phường Nghi Thủy cho biết, món cá “ông trời” chế biến từ cá thửng được đánh bắt ngoài khơi. Người miền biển thường xuyên phải chịu thiên tai bão lụt hoành hành nên người xưa muốn tạo ra một món ăn ngon, gọi là món cá “ông trời”, dâng lên tổ tiên và thần linh cầu mong mưa thuận gió hòa cho ngư dân đánh bắt được nhiều cá. Có lẽ họ cũng không ngờ hàng trăm năm sau, món ăn đơn giản của mình lại trở thành đặc sản độc đáo, được nhiều khách thập phương ưa chuộng và giúp thế hệ sau vươn lên thoát nghèo. Hiện có khoảng 100 hộ dân trong làng mưu sinh nhờ nghề này.

Ông Nguyễn Cảnh Hùng (SN 1953, ngụ khối 8, phường Nghi Thủy), một người lâu năm trong nghề chia sẻ: Cá thửng chế biến quanh năm, tuy nhiên vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 âm lịch là thời điểm nhộn nhịp nhất, vì cá thửng to và ngon nhất vào những tháng này, còn bình thường chỉ có cá nhỏ. Ngoài ra, dịp này cũng trùng các ngày lễ tết nên lượng tiêu thụ rất lớn. Con cá thửng thường dài từ 15 - 30cm, xương ít, thịt nhiều, rất chắc và thơm ngon. Sau khi được chế biến, con cá thửng vàng ươm, tròn trịa, vừa vặn trong chiếc đĩa, nhìn rất đẹp mắt.

cá thủng
Người dân Nghi Thủy gắn bó với nghề chế biến cá thửng. 

Ông Hùng cho biết, để chế biến được món cá “ông trời” phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc chọn cá, những con cá thửng được lựa chọn phải tươi ngon, thịt rắn chắc, cá càng to thì chế biến càng đẹp. Sau khi mua cá về, phải rửa sạch, dùng muối xóc đều, sau đó bằng sự khéo léo của mình để cuộn cá lại, sao cho miệng cá ngậm vào đuôi tạo thành hình tròn. Con cá như thế được đưa vào nồi để luộc chín. Khi luộc, cần phải chú ý không để cá chín quá sẽ bị biến dạng, không đẹp.

Cá luộc xong vớt ra sấy khô, sau đó xông trên lửa. Củi xông không phải loại thông thường, phải xông bằng bã mía, vì khói của bã mía giúp cá ngọt hơn, mùi thơm hơn và màu vàng ươm đẹp mắt. Nếu xông bằng loại củi thông thường, cá sẽ đen sì, vừa không đẹp vừa không ngon bằng.

Món quê xuất ngoại

Người Nghi Thủy kể, ngày xưa cứ mỗi dịp lễ tết cúng giỗ, dân làng thường chỉ cúng cá thửng với bánh chưng, không cúng thịt gà hay thịt lợn. Bánh chưng tượng trưng cho đất vuông, cá thửng tượng trưng cho trời tròn. Giờ đây, tuy mâm cỗ đã có thêm thịt lợn, thịt gà nhưng truyền thống cúng cá thửng vẫn được người dân duy trì. Mâm cỗ cúng trời đất, tổ tiên mà chưa có con cá thửng nằm tròn xoe trên đĩa là còn thiếu sót.

Nhiều vùng biển trên cả nước có cá thửng, nhưng chỉ có duy nhất ở làng chài Nghi Thủy mới chế biến theo cách độc đáo này. Người dân ở đây từ nhỏ đã được ông bà, bố mẹ truyền lại cách chế biến. Bắt đầu từ việc chế biến cá để phục vụ nhu cầu trong gia đình, hiện nay cá thửng làng Nghi Thủy đã trở thành một nét độc đáo trong du lịch của làng chài này. Không chỉ được bày bán trong tỉnh, cá thửng còn được đưa đến các vùng Bắc, Nam và xuất khẩu tới nhiều nước. Khách du lịch khi có dịp đến Cửa Lò đều tìm mua bằng được vài chục con cá thửng hình tròn lạ mắt về làm quà.

Cá thửng sau khi chế biến thì có ba cách để ăn: kho nguyên con cá ăn với cơm, hoặc xé nhỏ ra làm mồi nhậu, hoặc nấu canh ăn cũng rất ngon. Thịt cá thửng vừa ngọt vừa thơm, người già, trẻ con, đàn ông, đàn bà ăn đều tấm tắc khen ngon. Và câu chuyện về lịch sử ra đời món cá “ông giời” lại tô điểm thêm ý nghĩa cho món đặc sản này.

Vào những ngày cao điểm, một hộ dân như gia đình ông Hùng chế biến khoảng một tạ cá/ngày, có khi vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu nhờ nghề này.

món quà ưa thích
Với giá bình dân, cá thửng là món quà được nhiều du khách lựa chọn. 

Cá thửng bán rất chạy vào mùa lễ tết. Có thời điểm, sản phẩm làm ra không đủ bán cho khách hàng. Rất nhiều khách du lịch thích thú đặt mua vì thịt cá ngon thơm, hình dáng độc đáo, đặc biệt còn để được rất lâu, có thể cất giữ được khoảng 6 - 7 tháng. Một ưu điểm nữa của món này là giá cả lại bình dân, nhiều khách du khách đều chọn mua về làm quà biếu tặng bạn bè, người thân. Thời điểm nguồn cung không đủ cầu, người làng Nghi Thủy phải nhập cá thửng từ các địa phương khác để chế biến.

Ông Nguyễn Văn Phong (SN 1958, ngụ phường Nghi Thủy) hơn 20 năm làm cá thửng cho biết: “Nhiều khi chúng tôi phải nhập hàng từ tận trong tỉnh Quảng Bình hay các tỉnh phía Nam về làm, bởi nguồn hàng ở địa phương không đủ để các cơ sở chế biến phục vụ nhu cầu khách hàng”.

Ngư dân mong mùa cá thửng

Những người già làng Nghi Thủy kể, ngày xưa các cụ chưa chế biến cá thửng theo hình tròn như hiện nay, thường chỉ để nguyên để chế biến hoặc uốn cá theo hình dạng chữ U. Nguyên nhân do trước đây phương tiện kĩ thuật còn kém, không thể bảo quản được cá lâu, ngư dân phải chế biến cá trên tàu ngay sau khi đánh bắt, mức độ tỉ mỉ, kỳ công không thể bằng bây giờ. Hiện nay, phương tiện kĩ thuật phát triển, ngư dân bảo quản cá được lâu hơn, có thể đưa cá về đất liền chế biến sau mấy ngày lênh đênh trên biển.

Cá thửng cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với các loại cá khác. Mỗi kilôgam cá tươi có giá 50.000 đồng, sau khi chế biến có giá gấp đôi. Vào dịp Tết, mỗi con cá thửng to đẹp có giá từ 50.000 - 80.000 đồng. Ngày bình thường giá thấp hơn nhưng vẫn có lãi nhiều.

Ông Dương Ngọc Xô, Chủ tịch UBND phường Nghi Thủy cho biết: “Món cá thửng của địa phương được rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Nhất là vào mùa du lịch, lượng hàng không đủ cung cấp nhu cầu của khách hàng. Nhờ cá thửng, nhiều hộ gia đình ở địa phương không những thoát nghèo mà còn có của ăn của để.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nghề chế biến cá thửng là một năm chỉ làm được trong khoảng 3 tháng là thời điểm cá ngon, đẹp nhất. Còn những tháng khác loại cá này ít, không to đẹp bằng, chỉ có một số ít hộ dân vẫn duy trì làm. Do vậy, khi hết mùa làm cá thửng, các hộ dân lại phải xoay qua chế biến các loại cá khác như cá thu, cá nục…”.

Món cá “ông trời” ngày càng được nhiều người biết đến. Nhưng hiện nay việc sản xuất chế biến vẫn do các hộ gia đình tự phát, không có tổ chức quy củ. Điều này phần nào khiến món đặc sản này chưa được phát triển xứng với tiềm năng. 

Báo Pháp luật online, 10/05/2014
Đăng ngày 11/05/2014
Phương Thảo
Chế biến

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:48 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:48 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:48 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:48 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:48 29/03/2024